1, Ngày 27/7, người dân 2 miền Triều Tiên đã tổ chức nhiều hoạt động nhằm kỷ niệm ngày Ký hiệp định đình chiến trên bản đảo Triều Tiên, chấm dứt cuộc chiến tranh liên Triều hơn 60 năm trước.

Trong bối cảnh đó, các quan chức Triều Tiên lên tiếng kêu gọi người dân nước này trung thành tuyệt đối với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và chuẩn bị sẵn sàng cho một cuộc chiến cuối cùng với Mỹ. 

Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tham dụ ngày lễ Kỷ niệm 62 năm ký hiệp định đình chiến. (ảnh: Tân Hoa xã)

Phát biểu trước các cựu chiến binh ngày 27/7, lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un nhấn mạnh, Triều Tiên có “một quân bài chiến lược” là kho vũ khí hạt nhân của mình.

“Kỷ nguyên mà Mỹ có thể áp chế chúng ta bằng vũ khí hạt nhân đã qua từ lâu rồi, giờ Mỹ không còn là nguồn đe dọa và nỗi sợ hãi của chúng ta mà thay vào đó, chúng ta giờ mới là nỗi sợ hãi của Mỹ”, ông Kim Jong-un tuyên bố.

Trong khi đó, Tướng Pak Yong- sik, người được cho là sẽ trở thành Bộ trưởng Quốc phòng mới của Triều Tiên, nhấn mạnh, Mỹ vẫn không ngừng chính sách thù địch đối với Triều Tiên và đang muốn khiêu chiến với nước này. Triều Tiên luôn sẵn sàng chiến đấu cho đến khi “không còn người Mỹ nào sống sót để ký vào bản văn kiện đầu hàng”.

2, Ngày 27/7, Tổng thống Nga Vladimir Putin trả lời phỏng vấn với kênh truyền hình RTS TV của Thụy Sỹ. Ông Putin tuyên bố: “Các nước châu Âu cần phải tránh phụ thuộc vào Mỹ khi đối mặt với các vấn đề liên quan đến lợi ích thiết thân”. 

putin_hhnk_pdej.jpg
Tổng thống Nga Vladimir Putin (Ảnh RIA)

Sẽ rất tốt nếu châu Âu có thể thể hiện được sự độc lập và tự chủ cũng như dám tự đứng lên bảo vệ quyền lợi của mình”, ông Putin nhấn mạnh.

Ông Putin khẳng định, quyền tự chủ của một quốc gia sẽ bị mất đi phần nào khi nước này tham gia vào “bất kỳ một tổ chức quân sự- chính trị nào”. Việc Pháp rút khỏi NATO trong những năm 60 của thế kỷ trước cũng là “để bảo vệ quyền tự chủ hoàn toàn của mình”.

3, Ngày 27/7, Thủ tướng Anh David Cameroon bắt đầu chuyến thăm các nước Đông Nam Á, mở đầu là Indonesia và sắp tới là Malaysia, Singapore và Việt Nam nhằm thúc đẩy hợp tác thương mại. Đây là chuyến công du đầu tiên ngoài khu vực châu Âu của ông kể từ khi tái đắc cử Thủ tướng Anh hồi tháng 5. 

Tổng thống Indonesia Joko Widodo (phải) tiếp Thủ tướng Anh Cameron (Ảnh EPA)

Ngày 28/8, Thủ tướng Anh đã có mặt tại Indonesia và cho biết, với tư cách là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 5 của Indonesia, Anh đặc biệt quan tâm đến việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng, bảo hiểm và dịch vụ Internet tại quốc gia này.

Ông Cameron cũng kêu gọi các quan chức Indonesia tạo điều kiện để các doanh nghiệp Anh được đảm nhận việc xây dựng cơ sở hạ tầng để Indonesia đăng cai Á Vận hội 2018.

Thủ tướng Anh Cameron tuyên bố, đầu tư của Anh có thể tăng gấp đôi nếu 2 bên ký kết được các dự án phát triển cơ sở hạ tầng tại Indonesia.

4, Trong một tuyên bố ngày 27/7, Bộ Ngoại giao Mỹ đã ghi nhận những nỗ lực nhất định của Cuba trong việc chống lại hoạt động buôn người, đặc biệt là nạn buôn bán phụ nữ, trẻ em làm nô lệ tình dục. 

Lá cờ Cuba bay trên tòa Đại sứ quán nước này ở thủ đô Washington (Mỹ)

Động thái vừa nêu của Chính phủ Mỹ diễn ra chỉ một tuần sau khi Cuba chính thức mở cửa lại Đại sứ quán tại thủ đô Washington, tiến đến bình thường hóa quan hệ sau hơn nửa thế kỷ căng thẳng.

Hồi tháng 5 vừa qua, Mỹ cũng đưa Cuba ra khỏi danh sách các quốc gia tài trợ khủng bố.

5, Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 27/7 đã bổ nhiệm ông Michael Ratney làm Đặc phái viên mới tại Syria thay thế ông Daniel Rubinstein. 

Trong một tuyên bố, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry thông báo ông Michael Ratney, từng làm Tổng lãnh sự Mỹ ở Jerusalem (từ năm 2012) là một chính khách kỳ cựu, thông thạo tiếng Arab. 

Ông Michael Ratney còn được đánh giá là người nhiều kinh nghiệm về Trung Đông vì có thời gian dài làm việc tại Iraq, Jordan, Lebanon và Qatar./.