1.Hải quân Indonesia cho biết họ bắn cảnh cáo một số tàu thuyền mang cờ Trung Quốc vìđánh bắt cá trái phépgần quần đảo Natuna. Trong khi người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói với Reuters rằng, đã có người bị thương sau khi Hải quân Indonesia nổ súng.
Trung Quốc cho biết họ không có tranh chấp chủ quyền quần đảo Natuna với Indonesia nhưng bao biện rằng, khu vực nơi xảy ra sự cố nằm trong vùng chồng lấn.
Trong một tuyên bố đăng tải trên website của Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 19/6, người phát ngôn Bộ này Hoa Xuân Doanh cho biết, các tàu chiến của Indonesia làm hư hỏng một tàu cá Trung Quốc và bắt giữ 7 người trên tàu.
Bà Hoa Xuân Doanh cũng cho biết thêm rằng, lực lượng tuần duyên Trung Quốc đã giải cứu được một ngư dân bị thương, người này được đưa đến đảo Hải Nam để điều trị và hiện vẫn cần được chăm sóc y tế.
Sự thật đằng sau “danh sách” 60 nước ủng hộ Trung Quốc
2. Ngoại trưởng Đức Walter Steinmeier ngày 19/6 cho biết, EU sẽ dỡ bỏ dần các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga liên quan đến cuộc khủng hoảng Ukraine.
Tuy nhiên, theo ông Steinmeier, điều này chỉ có thể diễn ra nếu tiến trình hòa bình tại Ukraine đạt được những bước tiến vững chắc.
Phát biểu của ông Steinmeier một lần nữa cho thấy rõ sự chia rẽ trong liên minh cầm quyền tại Đức về các chính sách với Nga.
Ngoại trưởng Đức Walter Steinmeier ủng hộ việc EU dỡ bỏ lệnh trừng phạt nhằm vào Nga. Ảnh Reuters |
Đảng Dân chủ xã hội Đức (SPD) của ông Steinmeier ủng hộ lập trường hòa giải với Nga hơn so với khối bảo thủ của Thủ tướng Angela Merkel. Thủ tướng Đức Merkel đã nhiều lần khẳng định sẽ chỉ dỡ bỏ các lệnh trừng phạt Nga nếu thỏa thuận hòa bình nhằm chấm dứt xung đột tại miền Đông Ukraine được thực thi đầy đủ.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Steinmeier nói rằng ủng hộ việc dỡ bỏ dần dần các trừng phạt nếu chính phủ Nga đang thực hiện từng bước thỏa thuận hòa bình Minsk cho hòa bình Ukraine.
Ông Steinmeier cũng nói rằng các trừng phạt sẽ không thể tự chấm dứt, thay vào đó cần có những kích lệ để các bên thay đổi cách hành xử và hành động của mình.
Nga - Mỹ đạt thỏa thuận cải thiện điều phối chiến dịch quân sự ở Syria
3. Thủ tướng David Cameron ngày 19/6 tuyên bố, Anh sẽ không còn đường lùi nếu cử tri nước này bỏ phiếu ủng hộ Brexit- tức Anh rời khỏi EU.
Viễn cảnh Anh rời khỏi EU đang đẩy giới chức nước này vào tình thế hết sức khó khăn. Ảnh AP |
Lời cảnh báo trên được ông Cameron đưa ra trong bối cảnh ông đang nỗ lực tiến hành cuộc vận động cuối cùng nhằm tranh thủ sự ủng hộ của cử tri trước thềm cuộc bỏ phiếu quyết định việc Anh đi hay ở trong Liên minh châu Âu vào ngày 23/6 tới.
Theo ông Cameron, nền kinh tế Anh sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nếu nước này rời khỏi khối. Sẽ không có “bước lùi” nếu các cử tri quyết định rút khỏi EU.
Anh sẽ mất hết các quyền tiếp cận thương mại tự do với khối, tạo ra khoảng trống trong ngân sách và điều này có thể dẫn đến việc tăng thuế và cắt giảm chi tiêu.
Thủ tướng Anh Cameron cũng nhấn mạnh, nếu Anh rời khỏi Liên minh châu Âu, đây sẽ là quốc gia đầu tiên có bước đi này trong lịch sử 60 năm của khối, làm dấy lên mối lo ngại về triển vọng tương lai của châu Âu.
Lịch sử châu Âu có thể bị đảo lộn nếu Anh rời EU
4. Quân đội Iraq và các lực lượng liên minh tiếp tục chuẩn bị cho chiến dịch giải phóng thành phố Mosul, thành trì lớn nhất của IS ở nước này.
Binh sĩ Iraq tiến gào Fallujah. Ảnh Reuters |
Dù đã giành được chiến thắng quan trọng trước IS ở Fallujah, Iraq đồng thời phải giải quyết cuộc khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng tại đây và sắp tới tình hình nhân đạo sẽ còn khó khăn gấp nhiều lần khi chiến dịch giải phóng Mosul bắt đầu.
Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi khẳng định quân đội Iraq đã thực hiện đúng cam kết giải phóng Fallujah, sau 4 tuần phát động chiến dịch quân sự với sự hỗ trợ của các máy bay chiến đấu của lực lượng liên quân do Mỹ dẫn đầu.
Cuối tuần qua, các lực lượng Iraq đã bắt đầu dọn sạch bom mìn của IS để lại tại Fallujah, trong khi, chiến dịch của quân đội Iraq vẫn tiếp diễn nhằm đánh bật IS khỏi khu vực phía Bắc thành phố. Các máy bay chiến đấu của Mỹ cũng đang nhắm vào các tay súng bắn tỉa và các vị trí còn lại của IS.
Thủ tướng al-Abadi cam kết, hàng nghìn hộ gia đình từng phải sơ tán khỏi Fallujah và các thị trấn làng mạc lân cận sẽ sớm được trở về nhà khi IS bị đánh bại hoàn toàn.
Trong khi đó, một ngày sau tuyên bố chiến thắng tại Fallujah, lực lượng an ninh Iraq tiếp tục nỗ lực bảo vệ người dân thường và tìm chỗ ở tạm cho hàng chục nghìn người dân đã rời khỏi Fallujah.
Dân thường Iraq tiếp tục tháo chạy khỏi Fallujah
5.Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn (UNHCR) ngày 19/6 đã tổ chức “Ngày Tị nạn Thế giới” tại Syria, nơi hàng triệu người đã rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn trong cuộc nội chiến kéo dài gần 6 năm qua.
Phát biểu trước báo giới tại thủ đô Damascus của Syria, đại diện Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn Sajjad Malik nhấn mạnh, Ngày Tị nạn Thế giới được tổ chức nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về người tị nạn và di cư, đồng thời nhấn mạnh thông điệp, người tị nạn cần có các điều kiện sống như những người bình thường.
Ảnh minh họa UNHCR |
Theo Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn, cuộc xung đột kéo dài gần 6 năm qua tại Syria đã cướp đi sinh mạng của hơn 270.000 người và khiến hàng triệu người khác phải rời bỏ quê hương, gây ra cuộc khủng hoảng người di cư tồi tệ tại châu Âu.
Nhân ngày này, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon cũng đã bày tỏ quan ngại về những khó khăn mà người tị nạn và di cư đang phải đối mặt, đồng thời kêu gọi: “Cộng đồng thế giới cần làm nhiều hơn nữa để giải quyết các cuộc xung đột và các nguyên nhân dẫn đến những khổ đau mà người di cư và tị nạn đang phải hứng chịu.
Chúng ta cần phải sát cánh với nhau chống lại những hành động như đóng cửa biên giới, sự cố chấp và những hành động tội phạm từ hoạt động buôn người và vận chuyển người bất hợp pháp.
Các trung tâm tạm giữ người tị nạn không phải là câu trả lời. Chúng ta hãy cùng nhau tái định cư cho họ, xây dựng những khung pháp lý phù hợp và giúp người di cư và tị nạn hòa nhập với xã hội sở tại”./.