Tuy nhiên giọng điệu lời bình của nhân vật này không có mức độ thù địch như những bình luận được đưa ra tại Đối thoại Shangri-La các năm trước.

quan_dao_truong_sa_viet_nam_gfou.jpg
Khu vực bãi đá Vành Khăn của Việt Nam nhưng bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép và cải tạo (ảnh: Reuters)

Đại tá Zhao Xiaozhuo thuộc Học viện Khoa học Quân sự Trung Quốc nói với các phóng viên bền lề Diễn đàn này như sau: “Năm nay, diễn văn của ông Carter cân bằng hơn... Điều đó hữu ích cho việc xây dựng các mối quan hệ mới giữa Trung Quốc và Mỹ với tư cách là các cường quốc lớn. Nó cũng có ích cho việc cải thiện mối quan hệ quốc phòng giữa 2 bên”.

Bonnie Glaser, một chuyên gia của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, cho hay cả Trung Quốc và Mỹ đều đang cố gắng hạ giọng công kích trong năm nay sau khi vào các năm trước hai bên công kích nhau rất dữ dội.

Bà Glaster nói: “Ông Carter không cố nhắm tới Trung Quốc một cách quá nặng nề. Nhưng đến cuối ngày thì vấn đề chính lại nằm ở Trung Quốc và mọi người đều biết vậy”.

Phản ứng chính thức của Trung Quốc sẽ chỉ xuất hiện vào hôm 31/5 khi Đô đốc Tôn Kiến Quốc, trưởng phái đoàn Trung Quốc, đăng đàn.

Theo Reuters,Trung Quốc cũng áp dụng khẩu khí chừng mực sau các cuộc họp song phương với Nhật Bản và Việt Nam vào hôm 29/5.

Sau khi Đô đốc Tôn gặp Tổng cục trưởng của Bộ Quốc phòng Nhật Bản Hideshi Tokuchi, Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố rằng Nhật Bản và Trung Quốc hy vọng có thể ký kết một thỏa thuận chung về một “cơ chế liên lạc hàng hải và hàng không” với một đường dây nóng nhằm ngăn ngừa xung đột leo thang trên biển./.