Tuy nhiên, để đảm bảo những tiến trình phi hạt nhân hóa trên bBán đảo Triều Tiên tiếp diễn, Mỹ cũng tuyên bố sẽ kéo dài lệnh trừng phạt Triều Tiên thêm 1 năm nữa.
Bộ Trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis. Ảnh: Youtube. |
Tại cuộc gặp giữa các quan chức quốc phòng Mỹ và Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ hôm 23/6, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis đã quyết định ngừng các cuộc tập trận vô thời hạn có lựa chọn, trong đó có cuộc tập trận Người bảo vệ tự do Ulchi cùng với hai cuộc tập trận theo Chương trình Trao đổi Thủy quân lục chiến với Hàn Quốc, theo lịch trình diễn ra trong 3 tháng tới. Quyết định này được đưa ra nhằm hỗ trợ việc thực hiện các thỏa thuận trong cuộc gặp thượng đỉnh ở Singapore và phối hợp với đồng minh Hàn Quốc.
Với việc dừng tập trận cho thấy thành ý tích cực của Mỹ và Hàn Quốc, tạo điều kiện thúc đẩy những diễn biến tích cực gần đây trên bán đảo Triều Tiên. Vì ngay sau khi đưa ra quyết định này, Tổng thống Mỹ Donald Trum đã vấp phải những tranh cãi cả trong và ngoài nước, với một số người chỉ trích cho rằng có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ với các đồng minh cũng như khả năng sẵn sàng chiến đấu của Mỹ tại một trong những điểm nóng nhất thế giới. Để trấn an lo ngại của các đồng minh trong khu vực, các quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ vẫn khẳng định, việc dừng các cuộc tập trận bổ sung sẽ được thực hiện dựa trên sự chân thành trong các cuộc đàm phán hữu ích với Triều Tiên.
Chỉ huy Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ Philipin Philip Davidson khẳng định: “Các diễn biến trong khu vực một lần nữa nhắc nhở mối quan hệ đồng minh rất quan trọng đối với sự ổn định khu vực. Mỹ khẳng định cam kết đối với tiến trình phi hạt nhân hóa hoàn toàn và không thể đảo ngược trên bán đảo Triều Tiên”.
Mỹ hiện cũng đang tích cực thúc đẩy các nỗ lực ngoại giao nhằm thực hiện kết quả cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều vừa qua. Ngoại trưởng Mỹ Mai Mike Pompeo đang lên kế hoạch gặp các quan chức Triều Tiên vào thời điểm sớm nhất có thể.
Mặc dù những diễn biến tích cực đang diễn ra nhưng dường như vẫn chưa đủ làm Tổng thống Mỹ Donald Trump yên lòng. Theo ông Trump, sự tồn tại và nguy cơ phổ biến các nguyên liệu phân hạch có thể được sử dụng để chế tạo vũ khí trên Bán đảo Triều Tiên và các hành động cũng như chính sách của chính quyền Triều Tiên tiếp tục gây ra mối đe dọa khác thường tới an ninh quốc gia, chính sách ngoại giao và nền kinh tế Mỹ.
Vì lý do đó, 6 sắc lệnh hành pháp mà chính quyền Mỹ đưa ra nhằm trừng phạt Triều Tiên liên quan đến các chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo của nước này "phải tiếp tục có hiệu lực thêm 1 năm tính từ ngày 26/6".
Hiện Triều Tiên chưa có phản ứng trước các thông báo gia hạn trừng phạt của Mỹ. Thực tế cách tiếp cận thúc đẩy đàm phán nhưng vẫn gia tăng sức ép là điều mà chính quyền Mỹ thực hiện bấy lâu nay trong tiến trình phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo Triều Tiên. Các quan chức Mỹ cho rằng, nhờ vào các biện pháp gia tăng sức ép đã buộc Triều Tiên ngồi xuống bàn đàm phán.
Chính vì vậy, động thái mới nhất của Tổng thống Donald Trump cho thấy, mục tiêu của chính quyền Mỹ là duy trì trừng phạt Triều Tiên cho tới khi nước này có các bước đi cụ thể tiến tới giải trừ hạt nhân hoàn toàn. Đây cũng là lập trường mà Ngoại trưởng Hàn Quốc khẳng định gần đây: “Với thành ý chính trị của các nhà lãnh đạo, chúng tôi hi vọng có các hành động để thực hiện hóa cam kết hướng đến phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Tuy nhiên song song với đó, các biện pháp trừng phạt sẽ vẫn có hiệu lực, cho đến khi chúng tôi nhận được đảm bảo đạt được mục tiêu phi hạt nhân hóa hoàn toàn”.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cũng đã nhiều lần tuyên bố tất cả các biện pháp trừng phạt của Mỹ hiện vẫn có hiệu lực. Sẽ chỉ có một số biện pháp trừng phạt được dỡ bỏ khi đạt được bước tiến trong các cuộc đàm phán với Triều Tiên. /.
“Lá chắn sống” bảo vệ lãnh đạo Mỹ, Triều Tiên tại Singapore: Họ là ai?