bau-cu-thuong-vien-nhat-ban.jpg
Ngày 21/6, Nhật Bản tổ chức bầu cử Thượng viện lần thứ 23. Hơn 48.000 điểm bỏ phiếu trên toàn nước Nhật đã đồng loạt mở cửa vào lúc 7h sáng nay, theo giờ địa phương. Khoảng 100 triệu người dân Nhật Bản có quyền đi bỏ phiếu sẽ lựa chọn từ 433 ứng cử viên để bầu vào 121 ghế tại Thượng viện. Trong đó, 73 ghế được bầu theo các khu vực bầu cử, 48 ghế được bầu theo tỷ lệ ủng hộ của cử tri đối với các chính đảng.Tâm điểm của cuộc bầu cử hôm nay là việc liệu Liên minh cầm quyền gồm Đảng Dân chủ Tự do của Thủ tướng Abe và Đảng Công Minh có giành được 63 ghế, qua đó chiếm thế đa số tại Thượng viện hay không. Nếu đạt được mục tiêu này, Liên minh cầm quyền sẽ giành quyền kiểm soát cả hai viện của Quốc hội, nhờ đó Thủ tướng Abe có thể dễ dàng thông qua các chính sách mới được đánh giá là táo bạo và mạnh mẽ.Theo các nhà phân tích, đối với LDP, điều lo ngại không phải là kết quả của cuộc bầu cử mà chính là tính thống nhất của đảng này sau thắng lợi sắp tới. Các vấn đề như việc tái bố trí các lực lượng Mỹ ở Nhật Bản hay vấn đề điện hạt nhân có thể sẽ gây ra sự chia rẽ trong nội bộ đảng này bởi vì, nhiều đảng bộ địa phương của LDP đưa ra các cam kết khác xa so với các cam kết của đảng này.Trong ảnh: Cử tri Nhật Bản đi bầu tại phòng bỏ phiếu số 24 quận Shibuya thủ đô Tokyo (Ảnh: Hoàng Liên Sơn).
Đàm phán hòa bình giữa Palestine và Israel nhiều khả năng sẽ được nối lại trong tuần tới trong bối cảnh Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đạt được nhiều bước tiến quan trọng trong thúc đẩy tiến trình hòa bình Trung Đông. 
Đây là chuyến công du Trung Đông thứ 6 của ông Kerry kể từ khi nhậm chức hồi tháng 2 vừa qua, cho thấy chính quyền Mỹ coi hòa bình cho khu vực Trung Đông là vấn đề cốt lõi để có thể từng bước giúp tháo gỡ những cuộc xung đột khác đang diễn ra tại khu vực nóng bỏng này. Tại cuộc gặp giữa Ngoại trưởng Kerry và Tổng thống Palestine Abass, hai bên đã nhất trí tổ chức cuộc gặp giữa các nhà đàm phán Palestine và Israel trong vài ngày tới. Ông Kerry bảo đảm với Tổng thống Abass rằng, Israel sẽ tuyên bố chấp nhận các nguyên tắc hai nhà nước trên cơ sở đường biên giới 1967, bất chấp sự phản đối hiện nay của Israel.
Trong khi đó, bà Tzipi Livni - Trưởng đoàn đàm phán hòa bình của Israel ngày 20/7 thận trọng hoan nghênh thông báo của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry rằng, Israel và Palestine có thể sớm nối lại đàm phán hòa bình trực tiếp.
Trong ảnh: Ngoại trưởng Mỹ John Kerry gặp Tổng thống Palestine Mahmud Abbas ngày 19/7 tại thành phố Bờ Tây Ramallah. (Ảnh: AFP)
Hội nghị Bộ trưởng Tài chính, Bộ trưởng Lao động và Thống đốc ngân hàng Trung ương nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đã diễn ra trong hai ngày 19 và 20/7 tại thủ đô Moscow, Nga với các chủ đề chính là ngăn chặn tình trạng trốn thuế, thúc đẩy thị trường việc làm và tìm giải pháp vực dậy nền kinh tế thế giới.Thông cáo chung đưa ra sau phiên họp tại thủ đô Moscow của Nga nêu rõ, do kinh tế toàn cầu vẫn yếu kém, tiến trình phục hồi lại èo uột và không đồng đều nên cần ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng và việc làm trong ngắn hạn. Tuy nhiên để làm được điều đó, cần phải giảm thiểu hơn nữa sự đổ vỡ của thị trường tài chính, tiếp tục hỗ trợ tài chính cho những lĩnh vực quan trọng, tái cân bằng nhu cầu toàn cầu và áp dụng các biện pháp hỗ trợ tăng trưởng. Phát biểu sau khi Bộ trưởng Tài chính và Ngân hàng Trung ương G20 họp tại Moscow, bà Lagarde, Tổng giám đốc IMF cho rằng: "Từ quan điểm của chúng tôi, điều kiện kinh tế toàn cầu vẫn còn khó khăn, tăng trưởng quá yếu, tỷ lệ thất nghiệp quá cao và khả năng phục hồi là quá mong manh. Điều này đề cập một cách rõ ràng trong thông cáo của nhóm G20. Vì vậy, vẫn còn nhiều việc phải làm để cải thiện tình hình kinh tế thế giới". Trong ảnh: Các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc ngân hàng Trung ương G20 nhóm họp tại Moscow (Ảnh: Reuters)
Tình hình tại Ai Cập vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bất ổn sau khi Tổng thống Morsi bị phế truất. Ngày 19/7, tại thủ đô Cairo, hàng chục ngàn người ủng hộ Tổng thống bị truất quyền Mohamed Morsi đã tập trung tại các quảng trường Rabaa Eladawiya ở thành phố Nasr City và quảng trường Phục Hưng ở tỉnh Giza, kêu gọi phục chức Tổng thống Cộng hòa cho ông Morsi.  Trong khi đó, hưởng ứng lời kêu gọi của Mặt trận 30/6 và Phong trào Nổi loạn, hàng chục ngàn người ủng hộ Chính quyền mới chiều 19/7 cũng đã đổ về quảng trường Tahrir và khu vực phía trước Phủ Tổng thống để biểu tình, kêu gọi "bảo vệ thành quả cách mạng". Cảnh sát và quân đội Ai Cập đã phải triển khai các lực lượng tăng cường tới các khu vực người biểu tình tập trung để duy trì trật tự, ngăn chặn khả năng xảy ra đụng độ giữa những người biểu tình thuộc hai phe.  Ngày 20/7, Thủ tướng lâm thời Hazem el-Beblawi đã kêu gọi chấm dứt những chia rẽ sau khi Tổng thống Morsi bị quân đội Ai Cập phế truất hồi đầu tháng. Tuy nhiên, tuyên bố này một lần nữa vấp phải sự phản đối của phong trào Anh em Hồi giáo khi phe này tiếp tục yêu cầu phục chức cho Tổng thống Morsi, một điều kiện để ngồi vào bàn đàm phán.Trong ảnh: Những người ủng hộ Tổ chức Anh em Hồi giáo và Tổng thống Morsi diễu hành về phía Đại học Cairo để yêu cầu phục chức cho ông Morsi (Ảnh: AFP)
Ngày 16/7, Tổng thống Panama Ricardo Martinelli cho biết, Panama đã bắt giữ một chiếc tàu mang cờ Triều Tiên bị tình nghi vận chuyển trái phép vật liệu chế tạo tên lửa tinh vi khi chiếc tàu này tiếp cận kênh đào Panama.Phản ứng sau quyết định bắt giữ này, ngày 18/7, Bộ Ngoại giao Triều Tiên yêu cầu giới chức Panama thả ngay lập tức tàu của nước này bị bắt giữ khi đang chở các thiết bị quân sự từ Cuba. Theo phía Triều Tiên, số hàng hóa trên tàu chỉ là số vũ khí đã cũ và lỗi thời sẽ được gửi lại cho Cuba sau khi lô hàng này được đại tu theo một hợp đồng hợp pháp. Ngày 18/7, Đại sứ Anh tại Liên Hợp Quốc Mark Lyall Grant cho biết: Ủy ban áp đặt các lệnh cấm vận của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc sẽ tiến hành xem xét vụ Panama chặn giữ tàu Chong Chon Gang của Triều Tiên bị nghi là chở rađa dẫn đường cho tên lửa đất đối không SA-2 theo một hợp đồng hợp pháp với Cuba. Trong ảnh: Tàu Chong Chon Gang của Triều Tiên bị giữ tại cảng Manzanillo (Ảnh: Reuters).
Người tiết lộ bí mật động trời của Cơ quan an ninh Mỹ (NSA), Edward Snowden ngày 16/7 chính thức nộp đơn lên Cơ quan Di trú Liên bang Nga (FMS) để xin tị nạn tạm thời ở nước này.
Phản ứng trước thông tin này, Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 17/7 tuyên bố sẽ không để vấn đề Snowden ảnh hưởng đến mối quan hệ Nga-Mỹ. Ông Putin không đề cập đến việc liệu Nga có trao quyền tị nạn tạm thời cho Snowden hay không, nhưng ông nhắc lại khẳng định rằng, Snowden cần phải chấm dứt việc tiết lộ thông tin có thể tổn hại đến Mỹ. 
Trong khi đó, t
hông tin từ Nhà Trắng cho biết, Tổng thống Mỹ Barack Obama có thể sẽ hủy cuộc gặp thượng đỉnh với người đồng cấp Nga Vladimir Putin dự kiến diễn ra sắp tới. Theo Nhà Trắng, Tổng thống Obama đang cân nhắc vấn đề này trong bối cảnh Nga đang xem xét yêu cầu xin tỵ nạn tạm thời của cựu nhân viên Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA), Edward Snowden. 
Trong ảnh: Cựu nhân viên CIA Edward Snowden xuất hiện trong cuộc gặp tại sân bay Sheremetyevo với các nhà hoạt động nhân quyền (Ảnh: Reuters)
Hơn 20 học sinh ở gần thành phố Chhapra, phía Bắc bang Bihar Ấn Độ đã chết trong một vụ ngộ độc tập thể sau khi các em dùng bữa ăn giữa ngày. Hầu hết các em tử vong đều dưới 10 tuổi. Khoảng 35 em khác cũng đã được đưa vào cấp cứu tại một bệnh viện địa phương.

Vụ ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng xảy ra tại một trường học ở bang Bihar, miền Đông Ấn Độ ngày 16/7 làm ít nhất 20 học sinh tử vong và hàng chục em khác phải nhập viện, có nguy cơ làm gia tăng bất ổn tại nước này. Trong ngày 17/7, riêng tại quận Chapra, trung tâm của vụ ngộ độc, hàng chục người đã đổ ra các đường phố ném đá vào các trụ sở cảnh sát, đốt xe cộ trên các đường phố yêu cầu làm sáng tỏ vụ việc.

Điều tra của cảnh sát Ấn Độ xác nhận rằng, có thuốc trừ sâu trong thức ăn cướp đi sinh mạng của 23 trẻ em ở bang Bihar, miền đông nước này. Sau xét nghiệm pháp y, Trợ lý Giám đốc cảnh sát bang Bihar, ông Ravinder Kumar cho biết, chất độc hại này đã được tìm thấy trong dầu ăn dùng để nấu bữa ăn tại một trường học ở bang Bihar.  Trong ảnh: 2
4 học sinh và một đầu bếp được điều trị tại bệnh viện sau khi ăn bữa trưa hôm 16/7 (Ảnh: Reuters).

Ngày 18/7, thành phố Detroit của Mỹ đã nộp đơn xin phá sản và là thành phố lớn nhất trong lịch sử Mỹ nộp đơn xin bảo hộ phá sản. Detroit, thành phố lớn nhất của bang Michigan không thể nộp đủ doanh thu để đáp ứng các nghĩa vụ hiện nay. Các khoản nợ của Detroit đã lên tới 18,5 tỷ USD. Tình hình sẽ chỉ tồi tệ hơn nếy không nộp đơn xin phá sản. Tuy nhiên, một thẩm phán tại bang Michigan (Mỹ) ngày 19/7 (giờ Việt Nam) đã yêu cầu Giám đốc khẩn cấp thành phố Detroit rút đơn xin bảo hộ phá sản được gửi lên tòa án bang 1 ngày trước đó. Theo thẩm phán Rosemarie Aquilina, luật 2012 của bang Michigan cho phép thống đốc bang Rick Snyder bật đèn xanh cho yêu cầu xin phá sản của thành phố là vi phạm Hiến pháp bang. Nhiều người dân Detroit lại tin rằng, động thái này sẽ giúp thành phố vốn được xem là “chiếc nôi” của ngành công nghiệp ôtô của nước Mỹ hồi sinh sau nhiều thập niên đi xuống.  Trong ảnh: Một góc thành phố Detroit, cái nôi của ngành công nghiệp ô tô Mỹ (Ảnh: AFP)

Khoảng 18h30 chiều 20/7 (theo giờ địa phương), đã xảy một vụ nổ tại nhà ga số 3 sân bay quốc tế Bắc Kinh.

Thông tin điều tra ban đầu cho biết, một người đàn ông ngồi trên xe lăn đã kích nổ gói thuốc nổ được cho là tự tạo tại khu vực cửa ra thuộc sảnh đến quốc tế. Người đàn ông là người tỉnh Sơn Đông, ở vùng Đông Bắc Trung Quốc.Vụ nổ chỉ khiến người đàn ông này bị thương chứ không gây hại đến những hành khách khác, song cũng đã gây ra bầu không khí hoảng loạn tại nhà ga. Hiện các cơ quan chức năng Trung Quốc đang tiến hành điều tra để làm rõ vụ việc Trong ảnh: Người đàn ông ngồi trên xe lăn với gói thuốc nổ trên tay (Ảnh: Tân Hoa xã).