Những ngày gần đây tình hình Ukraine căng thẳng khiến những bên liên quan trực tiếp như Nga, châu Âu và Mỹ luôn đưa ra những biện pháp vừa cứng rắn, vừa mềm mỏng nhằm tìm giải pháp mang lại sự ổn định cho quốc gia này.

Trung Quốc-nền kinh tế lớn thứ hai thế giới có những phản ứng như thế nào về tình hình Ukraine, cũng khiến dư luận hết sức quan tâm.

bieutinh.jpg
Người dân Ukraine với thông điệp "Hãy cứu chúng tôi" (Ảnh: EFE)

Trên thực tế, tháng 12/2013, Trung Quốc và Ukraine đã ký kết Tuyên bố chung ủng hộ nhau trong vấn đề “toàn vẹn lãnh thổ”. Do vậy những động thái của Nga tại Cộng hòa tự trị Crimea là nhạy cảm với Trung Quốc. Xét mối quan hệ giữa Trung Quốc và Nga đang được cân bằng bởi lợi ích kinh tế và quân sự thì Trung Quốc rất khó thể hiện lập trường rõ ràng về vấn đề Ukraine.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 2/3, đã đưa ra lập trường đầu tiên của Trung Quốc về vấn đề Ukraine.

Trước việc Thượng viện Nga đã đồng ý trao quyền hạn cho Tổng thống Putin phái quân đội sang Ukraine để bảo vệ an toàn cho nhân dân và binh sĩ Nga tại Ukraine, Trung Quốc cho rằng Trung Quốc rất quan tâm tới diễn biến phức tạp này.

Theo đó, Trung Quốc phê phán tình trạng bạo lực đang diễn ra tại quốc gia này, kêu gọi các bên tại Ukraine giải quyết mâu thuẫn trong nước một cách hòa bình dựa trên luật pháp, bảo vệ lợi ích hợp pháp của nhân dân các dân tộc Ukraine, sớm mang lại hòa bình, trật tự xã hội cho đất nước này.

Trung Quốc cũng khẳng định sẽ kiên trì nguyên tắc không can thiệp vào nội bộ, tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine. Tình hình phức tạp hiện nay của Ukraine có những nguyên nhân sâu xa. Vì vậy, Trung Quốc mong rằng các bên cần tôn trọng luật pháp trong nước và quốc tế, giải quyết xung đột mang tính chính trị dựa trên đối thoại và thương lượng hòa bình.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và Tổng thống lâm thời Ukraine Olexsandr Turchynov (Ảnh:AFP)

Nga đã có những động thái mạnh mẽ tại Ukraine và vấp phải sự phản đối của Mỹ, EU…Tuy nhiên, Tổng thống Nga vẫn chưa quyết định phái quân sang Ukraine. Thứ nhất, theo Bộ Ngoại giao Trung Quốc, nước này luôn tôn trọng nguyên tắc ngoại giao quốc tế, tuy nhiên cũng đã bày tỏ sự lo lắng đối với tình hình phức tạp mang tính lịch sử của Ukraine, và cho rằng Trung Quốc sẽ “hành động dựa trên thực tế”.  

Thứ hai, Trung Quốc sẽ đưa ra những quyết định mang tính hành động dựa trên luật pháp của Ukraine.

Tại cuộc điện đàm giữa Ngoại trưởng Nga Lavrov và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị ngày 3/3, hai bên đã thống nhất được “nhiều vấn đề”, trong đó có quan điểm về Ukraine. Tuy nhiên, cụ thể vấn đề đó là gì, truyền thông không được biết.

Rõ ràng, Trung Quốc đã “hành động dựa trên thực tế”. Bởi lẽ nguy cơ chiến tranh Ukraine do việc Nga phái quân đội vào Ukraine khó có thể xảy ra, khi mà tình hình Ukraine thay đổi theo chiều hướng có vẻ có lợi cho Nga. Dân Ukraine tiếp tục tỵ nạn sang Nga, chính quyền mới tại khu vực nóng bỏng nhất là Crimea nghiêng về phía Nga. Thái độ của Trung Quốc chưa làm mếch lòng bên nào

Trung Quốc và Ukraine, trên thực tế từ năm 2013 mới thống nhất sẽ tăng cường hơn nữa mối quan hệ hai nước. Tháng 9/2013, thông tin nhầm lẫn “Trung Quốc sẽ mượn 1/20 lãnh thổ của Ukraine” cũng khiến cho nhân dân Ukraine “nâng cao cảnh giác với Trung Quốc”.

Tàu Liên Ninh -biểu tượng quan hệ Trung Quốc - Ukraine (Ảnh: AFP)

Hiệp ước này nhấn mạnh rằng việc ủng hộ lẫn nhau trong vấn đề chủ quyền, lãnh thổ, toàn vẹn lãnh thổ là nội dung quan trọng trong quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước. Hiệp ước cũng nói rõ rằng trong trường hợp Ukraine bị đe dọa bởi một xâm lược bằng vũ khí hạt nhân, Trung Quốc cũng sẽ ủng hộ và có những hành động bảo vệ Ukraine.

Trở lại vấn đề chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Yanukovych, mục đích chính của chuyến thăm này là vay tiền. Và Trung Quốc đã cam kết cho Ukraine vay 8 tỷ USD thông qua huy động trái phiếu chính phủ, nhưng không trả lời về việc thực hiện huy động này khi nào. Trong khi đó, EU cũng đưa ra điều kiện cho Ukraine vay tiền nếu việc cho vay được đặt dưới sự giám sát của IMF và Ukraine phải cắt giảm tiền cho sản xuất thanh nhiên liệu và hoạt động phúc lợi xã hội.

Chính nguyên nhân trên đã khiến cho Tổng thống Yanukovych quay sang cầu cứu Nga và được úy lạo bằng lời hứa cho vay bằng khoản tiền 15 tỷ USD.

Hiện tại Trung Quốc vừa là nước nhập nhiều vũ khí của Nga, vừa sử dụng vũ khí mua của Ukraine (trong đó có tàu Liêu Ninh, máy bay vận tải). Đặc biệt Trung Quốc còn triển khai nhập khẩu máy bay tiêm kích Su-33 mà Ukraine đang sở hữu.

Trong trường hợp Ukraine gia nhập EU thì việc xuất khẩu vũ khí sang Trung Quốc cũng bị tạm dừng, việc phát triển quân đội của Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng. Mặt khác, nếu Trung Quốc nhận thêm sức ép từ Nga trong việc nhập vũ khí thì mục tiêu này lại càng khó khăn hơn.

Với lý do đó trong vấn đề Ukraine, thái độ của Trung Quốc sẽ là rất khó dự đoán nhưng chắc chắn là  dựa trên lợi ích quốc gia của chính Trung Quốc./.