TEPCO phát hiện lỗ hổng bồn chứa nước nhiễm xạ

Nước được bơm vào trong bồn chứa tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi có thể đã làm cho các chỗ bị hở càng ngày càng to ra và dẫn đến việc rò rỉ nước nhiễm xạ hàng loạt, đài truyền hình NHK của Nhật cho biết.

Việc rò rỉ nước nhiễm xạ từ 1 trong số 1.000 bồn chứa nổi trên mặt đất được Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) xây dựng bên trong nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi đã gây ra một cuộc khủng hoảng lớn và TEPCO đã cam kết sẽ điều tra về vụ việc này.

tepco_copy.jpg
TEPCO đang nỗ lực ngăn chặn nước nhiễm xạ rò rỉ (Ảnh AFP)

Hơn nữa, các hàng rào được dựng lên gần hai tổ máy số 5 và số 6 để ngăn đất nhiễm xạ không bị cuốn trôi xuống biển cũng đã bị phá hủy.  Cả hai tổ máy này đã được ngắt điện hoàn toàn để bảo trì và tránh việc phát xạ hạt nhân.

Tuy nhiên, người phát ngôn TEPCO vẫn khẳng định rằng khu vực này không phải là khu vực nguy hiểm.

“Mức độ nhiễm xạ của nước biển tại khu vực này là rất thấp và không có bất kỳ bồn chứa nước nhiễm xạ nào được đặt gần hai tổ máy số 5 và số 6”, người phát ngôn này tuyên bố với AFP.

Hàng rào này cũng được thiết kế để ngăn chặn chất phóng xạ đang dâng lên nhanh chóng từ các tổ máy số 1,2,3 và 4 nơi mà các hàng rào riêng rẽ cho từng tổ máy cũng đã được dựng lại sau khi chúng bị phá hủy vào tháng 4 do sóng to và thời tiết xấu.

Tranh cãi về thảm họa hạt nhân

Tất cả 50 nhà máy điện hạt nhân trên khắp Nhật Bản đã bị đóng cửa sau vụ động đất và sóng thần năm 2011 tàn phá tỉnh Fukushima và gây ra một cuộc khủng hoảng hạt nhân khi các chất phóng xạ bị phân rã ở 3 nhà máy điện hạt nhân tại đây.

Đây được coi là vụ khủng hoảng hạt nhân tồi tệ nhất trên thế giới kể từ vụ nhà máy điện hạt nhân Chernobyl ở Ukraine năm 1986.

Sau cuộc khủng hoảng này, hàng nghìn người Nhật Bản đã tham gia vào các cuộc biểu tình chống lại việc vẫn tiếp sử dụng điện hạt nhân tại nước này. Một vài người biểu tình đã so sánh thảm họa hạt nhân này với các vụ đánh bom nguyên tử của Mỹ tại Hiroshima và Nagasaki vào cuối Thế chiến thứ 2 năm 1945.

Những người biểu tình phán đối điện hạt nhân tại Nhật Bản (Ảnh AFP)

Tuy nhiên các quan chức Nhật Bản đã phủ nhận nhưng so sánh này và coi chúng là đáng ghê tởm và thậm chí là đạo đức giả.

“Quan điểm mà chúng tôi sẽ không bao giờ chịu thỏa hiệp là vũ khí hạt nhân là hoàn toàn xấu xa”, Thị trưởng thành phố Hiroshima Kazumi Matsui tuyên bố trong cuộc phỏng vấn với AP tại Tòa thị chính.

“Tôi chống lại việc liên hệ hai vụ việc này với nhau chỉ với lý do là cả hai đều liên quan đến hạt nhân”, ông Matsui khẳng định.

Hai vụ đánh bom nguyên tử của Mỹ tại Hiroshima và Nagasaki đã làm 140,000 người thiệt mạng. Trong khi đó chưa có ai bị chết do nhiễm xạ tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima.

Tuy nhiên các hậu họa về y tế là không thể đong đếm được. Chính phủ Nhật Bản đã phát hiện 44 trường hợp được xác định cũng như còn nghi ngờ bị ung thư tuyến giáp trong tổng số 217.000 trẻ em dưới 18 tuổi được kiểm tra y tế tại tỉnh Fukushima.

Kế hoạch tái khởi động các nhà máy

Bất chấp các cuộc biểu tình, chính phủ Nhật Bản vẫn có kế hoạch khởi động lại những nhà máy này.

Ngày 26/9 TEPCO đã được chấp thuận khởi động lại nhà máy điện hạt nhân Kashiwazaki Kariwa ở phía Tây tỉnh Niigata. Đây được coi là kế hoạch quan trọng của công ty sau thảm họa thảm họa tại tỉnh Fukushima năm 2011.

Tỉnh trưởng tỉnh Kariwa Hirohiko Izumida nói rằng ông đã chấp thuận những đề xuất về an toàn cho nhà máy bất chấp những tuyên bố trước đó cho rằng TEPCO không đủ phù hợp để điều hành một nhà máy điện hạt nhân.

“Nhà máy điện hạt nhân Kashiwazaki Kariwa có thể bị dừng hoạt động nhưng nó vẫn được coi là một thực thể và phải được đảm bảo an toàn”, ông Izumida tuyên bố với Reuters một ngày sau khi chủ tịch của TEPCO đưa ra đề xuất này.

Tuy nhiên những phán quyết cuối cùng về việc liệu nhà máy này có được hỗ trợ để lại hoạt động vẫn chưa được đưa ra.

Công nhân tại một nhà máy điện hạt nhân (Ảnh AFP)

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe-một người có quan điểm ủng hộ mạnh mẽ việc sử dụng năng lượng hạt nhân, được cho là sẽ sớm tái khởi động những nhà máy điện hạt nhân đang bị đình trệ.

Tuy nhiên TEPCO vẫn đang bị chậm so với kế hoạch của mình và đang phải đối mặt với việc nước nhiễm xạ đã rò rỉ ra biển Thái Bình Dương kể từ sau thảm họa năm 2011.

Ông Abe đã yêu cầu TEPCO phải đưa ra một khung thời gian cụ thể trong việc xử lý những rò rỉ này.

TEPCO đang tiến hành thử nghiệm một hệ thống lọc nước nhiễm xạ mới bắt đầu từ ngày 26/9 tuy nhiên kế hoạch thiết lập những thiết bị làm sạch nước nhiễm xạ hiệu quả hơn đang vấp phải những hoài nghi từ đài truyền hình NHK.

Trong khi công ty có thể tăng năng lực làm sạch nước nhiễm xạ từ 500 tấn/ngày lên 1.500 tấn/ngày, thì hệ thống này vẫn không thể loại bỏ được tritium trong nước nhiễm xạ./.