TheoAP, tỷ phủ Mỹ sẽ chỉ công bố tờ khai thuế này trong một số trường hợp cụ thể như khi ông kiếm được một khoản lời lớn, khi ông cần vay tiền và khi ông chịu lệnh của tòa án.
Tỷ phú Donald Trump đã gây sốc trong cuộc tranh luận trực tiếp với bà Clinton khi tuyên bố có "khôn ngoan" mới lách được thuế. Ảnh: AP
Khai mà như không khai
Trước đó, các quan chức giám sát dịch vụ trò chơi tại bang Pennsylvania đã nhận được tài liệu thuế trong vòng 5 năm qua “nhồi chặt” trong 8 thùng carton cỡ lớn.
Những người đồng nghiệp của họ tại các bang Nevada, Michigan, Missouri, Indiana cũng nhận được số tài liệu tương tự. Ngoài ra, các ngân hàng lớn cho ông Trump vay tiền cũng nhận được các tài liệu thuế của tỷ phú Mỹ.
Một điểm chung trong việc cung cấp tài liệu thuế trong các trường hợp nói trên của ông Trump là, những người tiếp nhận tài liệu đó không được phép đề cập đến thông tin trong những tài liệu đó.
Theo đó, các nhân viên thuế tại Cơ quan Quản lý Dịch vụ Trò chơi Pennsylvania có khả năng đối mặt với án hình sự nếu họ để rò rỉ thông tin tài liệu thuế của ông Trump mà họ lưu dữ trên hệ thống máy tính của mình. Tron khi đó, luật bang Missouri không cho phép các quan chức thuế tại đây công bố thông tin của người khai thuế.
Chính vì thế, công chúng Mỹ có rất ít thông tin về vấn đề thuế thu nhập cá nhân của ông Trump. Những thông tin hết sức mơ hồ này chủ yếu đến từ nỗ lực “đào xới” của giới truyền thông Mỹ và từ những gì ông Trump “muốn” hé lộ.
Báo Nga: Tranh luận Trump-Clinton là “màn kịch” của bầu cử Mỹ
“Khôn ngoan thì mới lách được thuế”
Trong cuộc tranh luận lần đầu tiên ngày 28/9 (giờ Việt Nam) ứng viên đảng Dân chủ Hillary Clinton đã lên tiếng hoài nghi về việc rất có khả năng, tài liệu khai thuế của ông Trump sẽ lộ ra thông tin tỷ phú Mỹ hầu như không đóng hoặc đóng rất ít tiền thuế. Đáp lại, ông Trump khẳng định ông phải “rất khôn ngoan” mới không phải đóng tiền thuế thu nhập cá nhân trong nhiều năm liền.
Sự “khôn ngoan” của ông Trump được thể hiện qua việc vào đầu những năm 90 của thế kỷ trước, ông từng bị tờ Politico cáo buộc không đóng chút tiền thuế thu nhập cá nhân nào trong vòng ít nhất 2 năm. Câu trả lời của tỷ phú Mỹ khi đó rất đơn giản, ông đang trong tình trạng thua lỗ nên không phải nộp thuế.
Ngoài ra, nhiều tài liệu khác cũng cho thấy ông Trump cũng không đóng thuế thu nhập cá nhân trong các năm 1978, 1979 và 1984, tuy nhiên, các tài liệu này không đề cập gì đến các khía cạnh tài chính khác của ông Trump nên cũng không thể kết luận rằng ông có trốn thuế hay không.
Tỷ phú Mỹ thường lấy lý do bị Cơ quan Thuế vụ Mỹ kiểm toán thuế để từ chối công bố tờ khai thuế của mình. Tuy nhiên, các chuyên gia của Cơ quan Thuế vụ Mỹ khẳng định, việc kiểm toán không đồng nghĩa với việc ông Trump không được làm điều đó.
Kể từ năm 1976, tất cả các ứng viên Tổng thống của 2 đảng Dân chủ và Cộng hòa đều công khai tờ khai thuế của mình và bà Clinton đã công bố toàn bộ tài liệu thuế thu nhập cá nhân trong vòng 40 năm qua của bà. Ngay cả “phó tưởng” của ông Trump, Thống đốc bang Indiana Mike Pence cũng đã công bố tài liệu thuế trong vòng 10 năm qua của ông.
“So găng” Trump-Clinton: Thật giả lẫn lộn (Phần 1)
Những “góc khuất” trong vấn đề thuế của ông Trump
Theo các chuyên gia, ông Trump muốn “né” việc công khai tờ khai thuế của mình một phần là bởi tờ khai thuế có thể sẽ “vạch trần” sự thiếu hào phóng của tỷ phú Mỹ trong vấn đề làm từ thiện khác hẳn những gì ông vẫn “nổ” từ trước đến nay.
Từ hơn một năm trước, hãng tin AP đã bày tỏ nghi ngờ về việc có quá ít thông tin về hoạt động từ thiện và số tiền đóng góp chính thức của ông Trump. Bản thân tỷ phú Mỹ cũng ít khi trả lời những câu hỏi liên quan đến vấn đề này.
Tờ Washington Post thậm chí còn đi xa hơn khi cáo buộc ông Trump dùng tiền ủng hộ từ thiện do nhiều người đóng góp để chi trả cho các cuộc giàn xếp về pháp lý, vận động chính trị và mua tranh vẽ bản thân.
Ngoài ra, không phải lúc nào ông Trump cũng đủ “khôn ngoan” để lách được thuế như ông vẫn thừa nhận. Trong suốt 10 năm liền, tỷ phú Mỹ đã tranh đấu quyết liệt với giới chức thành phố New York về số tiền phải đóng thuế của mình.
Cuộc chiến này được “khởi xướng” hồi tháng 6/2016 bởi nhà báo David Cay Johnson làm việc tại tờ Daily Beast.Theo đó, trong tờ khai thuế hồi năm 1984, ông Trump khai rằng, ông đã thua lỗ rất nhiều sau khi hoàn thiện xong tòa tháp Trump trong khi trên thực tế ông vẫn thường xuyên “khoe khoang” về những thành công trong việc làm ăn của mình.
Ngoài ra, ông Trump cũng tuyên bố rằng, cũng trong năm đó, ông chủ yếu làm công việc tư vấn và công việc ngày “ngốn” của ông 684.000USD mà không đem lại một đồng thu nhập nào. Dù vậy, ông Trump không cung cấp được bất kỳ biên lai nào cho những chi phí liên quan đến công việc tư vấn.
“So găng” Trump-Clinton: Thật giả lẫn lộn (Phần 2)
Dĩ nhiên, Cơ quan Thuế vụ New York không dễ bị “mắc câu”, sau khi ông Trump đệ trình tờ khai thuế của mình, họ dày công chiến đấu với ông trong suốt 10 năm trời. Tỷ phú Mỹ đã phải chấp nhận thất bại và phải chấp nhận nộp tiền thuế cho khoản thu nhập lên đến hơn 1 triệu USD của ông.
Ngoài ra, khối tài sản khổng lồ của ông Trump cũng khiến nhiều ngân hàng “đặt dấu hỏi” và họ yêu cầu ông Trump phải cung cấp tờ khai thuế thu nhập cá nhân và thu nhập doanh nghiệp của mình trước khi chấp thuận cho ông vay tiền. Tỷ phú Mỹ đã cung cấp những thông tin này cho Ngân hàng North Fork trong 2 năm 2004 và 2005.
Từ những tờ khai thuế của ông Trump, trong vụ tỷ phú Mỹ kiện nhà báo Tim O'Brien, Ngân hàng North Fork đã đưa ra thông tìn rằng, thu nhập sau thuế của ông Trump là 1,2 tỷ USD chứ không phải là 3,5 tỷ USD như ông vẫn nói. Ngân hàng Deutsche Bank cũng xem xét lại tình hình tài chính của ông Trump trong năm 2004 và cho rằng, số tiền mà ông nhận được vào khoảng “788 triệu USD”.
Dù mạnh mẽ bác bỏ những thông tin do Ngân hàng North Fork và Ngân hàng Deutsche Bank đưa ra, tỷ phú Trump vẫn phải chấp nhận thất bại trong vụ kiện đình đám này./.