Vào đêm 26/9 (giờ Mỹ), gần như tất các mạng tin tức chính ở Mỹ (bao gồm các trang “bảo thủ”) đều nhất trí: Hillary Clinton đã giành chiến thắng trong cuộc tranh luận đầu tiên của ứng viên Tổng thống Mỹ.Ứng viên Donald Trump. Ảnh: Getty.
Nhưng suốt cả đêm đó và sang sáng 27/9, những người sử dụng mạng Twitter đã chia sẻ kết quả thăm dò về cuộc tranh luận nói trên, với kết luận rằng ông Trump mới là người giành chiến thắng.
Trong khi đó đài CNN khẳng định bà Clinton mới là người giành chiến thắng. Các nhà phê bình đều thuộc tầng lớp tinh hoa. Liệu có định kiến nào với ông Trump?
Dường như lý lẽ đằng sau các tuyên bố của các trang bầu chọn nói trên là khá mù mờ.
Lấy một trường hợp là trang tin Drudge Report chuyên chia sẻ các cuộc thăm dò. Ở đầu danh sách này là một cuộc bỏ phiếu thăm dò sau cuộc tranh luận lấy từ ABC News. Cuộc bỏ phiếu đó dường như là khoa học.
Ảnh: Daily Mail. |
Drudge tuyên bố, theo ABC News, 54% những người được hỏi hiện sẽ bỏ phiếu cho Trump. Tỷ lệ dành cho Jill Stein là 21%, cho Gary Johnson là 15%, và chỉ có 10% cho bà Hillary Clinton. Người ta bầu chọn cho cả Stein và Johnson cho dù hai người này không tham gia vào tranh luận!
Các cuộc thăm dò mà Drudge tạo “link” sang và được một số người ủng hộ Trump chia sẻ trên Twitter thực sự xuất phát từ một trang ABC News giả mạo với địa chỉ là abcnewsgo.com, chứ không phải là trang thực sự abcnews.go.com của hãng truyền thông này.
Kết quả thăm dò của StarTribune |
Kết quả thăm dò của Time |
Các cuộc thăm dò khác đưa ra kết luận không rõ ràng lắm. Các cuộc điều tra trực tuyến Slate, Time, Breitbart, and CNBC cho rằng cuộc tranh luận nghiêng về Trump. Mặc dù vậy, Slate và Time cảnh báo độc giả rằng các cuộc thăm dò trên website của họ chủ yếu là cho vui và không mang tính khoa học. Time viết, các cuộc thăm dò độc giả trực tuyến như thế này không mang tính đại diện về thống kê và không dự báo được kết quả tranh cãi có tác động lên bầu cử hay không.
Hơn nữa các cuộc bình chọn trên mạng này có thể dễ dàng bị can thiệp. Đầu sáng ngày 27/9, một người sử dụng mạng nặc danh đã lôi kéo các thành viên khác bầu chọn Trump trong nhiều cuộc thăm dò khác nhau sau tranh luận.
Nhìn chung các cuộc thăm dò được cho là thiếu khoa học. Không thể xác định liệu những người bầu chọn tham gia vào cuộc bỏ phiếu có thực sự đại diện cho toàn dân hay không. Người bầu chọn có thể bầu chọn hơn một lần bằng cách sử dụng các trình duyệt khác nhau. Mặc dù có thể đánh giá được mức độ nhiệt tình của các cử tri trực tuyến, khó lòng đưa ra kết luận dứt khoát được.
Rất khó giám sát các cuộc bỏ phiếu bình chọn trên mạng.
Cuộc bầu chọn của CNN sau tranh luận tuyên bố 62% số cử tri tuyên bố Clinton chiến thắng so với 27% dành cho Trump.
Đây là chênh lệch lớn thứ 3 ở CNN và Gallup kể từ năm 1984.
Cuộc thăm dò của CNN so với các cuộc thăm dò trên web khác (vốn chỉ để giao lưu với độc giả) được coi là có tính khoa học cao hơn.
Tuy nhiên bản thân cuộc thăm dò này vẫn có khiếm khuyết nhất định về mặt thiết kế.
Các cử tri tham gia vào bình chọn CNN nghiêng về ứng viên Dân chủ với tỷ lệ chênh lệch 15%. Theo CNN, 54% cử tri độc lập trong cuộc bình chọn của họ cho rằng bà Clinton chiến thắng, chỉ có 33% cho rằng Trump thắng.
CNN thực hiện cuộc bầu chọn với các cử tri thông qua điện thoại (cố định hoặc di động), ước tính cách biệt lỗi mẫu là +-4,5 điểm.
Tuy nhiên ngay cả khi có dữ liệu thì các hình ảnh chụp màn hình nhiều khi chỉ để thỏa mãn ý muốn chủ quan của các nhóm cử tri nhất định. Có hàng chục cuộc thăm dò sinh ra chỉ để cung cấp các thông tin mà độc giả muốn nghe mà thôi./.