Tuy nhiên, quân đội Myanmar đưa ra một ngoại lệ đối với các hành động làm ảnh hưởng đến các hoạt động điều hành và an ninh của chính quyền. Ngoại lệ này được cho là nói tới các phong trào quy mô lớn tổ chức các cuộc biểu tình hàng ngày trên khắp cả nước kể từ sau cuộc đảo chính ngày 1/2.

Tuyên bố được đưa ra sau các vụ đụng độ với ít nhất 2 nhóm sắc tộc thiểu số ở khu vực biên giới.

Hàng chục năm qua, nhiều nhóm sắc tộc Myanmar muốn tìm kiếm chế độ tự trị lớn hơn và đã có một vài cuộc xung đột vũ trang xảy ra. Ngay cả trong thời bình, các mối quan hệ cũng rất căng thẳng và các lệnh ngừng bắn cũng rất mong manh.

Phong trào biểu tình đã bùng phát trên khắp cả nước Myanmar kể từ sau cuộc đảo chính ngày 1/2 và quân đội bắt giữ các lãnh đạo chính phủ dân sự trong đó có Cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi. Phong trào này đã tìm cách liên kết với các nhóm dân tộc thiểu số có vũ trang nhằm gia tăng sức ép với chính quyền quân sự.

Phần lớn những người biểu tình hòa bình tại các thành phố và thị trấn ở Myanmar đang phải đối mặt với cảnh sát và binh sỹ được trang bị vũ khí . Ít nhất 536 người đã thiệt mạng kể từ sau vụ đảo chính hồi tháng 2.

Hiện các nhóm dân tộc thiểu số chưa có phản hồi nào về tuyên bố ngừng bắn. Một số nhóm, trong đó có nhóm Kachin ở phía Bắc, nhóm Karen ở phía Đông, và Arakan ở phía Tây đều công khai chỉ trích quân đội và nói rằng họ sẽ bảo vệ người biểu tình trong khu vực mà họ kiểm soát./.