Ngoài Ramadi, hiện nay, thành phố Falluja (trước đây là căn cứ của phiến quân, cách không xa Baghdad) vẫn nằm dưới sự kiểm soát của các nhóm vũ trang có liên hệ với al-Qaeda.

Việc phiến quân cực đoan tái chiếm 2 địa bàn này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự trỗi dậy của các tổ chức cực đoan và mạng lưới al-Qaeda tại Iraq. 

quandoiirraq.jpg
Quân đội Iraq chiếm giữ một góc đường phố của Ramadi (Ảnh: AFP)

Cũng ngày 21/1, Iraq thông báo hành quyết 26 người bị kết án là khủng bố. Bạo lực ở các địa phương khác trong ngày hôm qua cũng làm 10 người chết, nâng tổng số người bị thiệt mạng trong tháng 1/2014 lên 700 người.

Bạo lực leo thang làm dấy lên lo ngại Iraq có thể quay trở lại cuộc xung đột toàn diện từng cướp sinh mạng của hàng chục nghìn người trong 2 năm 2006, 2007. Trong bối cảnh bạo lực ngày càng nghiêm trọng, Liên Hợp Quốc cảnh báo, đã có 22.000 hộ gia đình bỏ nhà đi lánh nạn.  

Liên Hợp Quốc hối thúc chính phủ Iraq tăng cường hòa giải chính trị, tránh tranh chấp quyền lực để ổn định đất nước. Tổng thư kí Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon và các nhà ngoại giao kêu gọi chính phủ do người Shiite đứng đầu ở Iraq giải quyết tận gốc những mâu thuẫn trong xã hội, nhất là những khiếu nại của cộng đồng thiểu số người Sunni vốn lâu nay cho rằng họ bị đối xử bất bình đẳng so với người Shiite./.