Reutersdẫn lời ông Putin cho biết Nga muốn cải thiện mối quan hệ với Mỹ và muốn trở thành một đối tác bình đẳng đối với Mỹ.
Mối quan hệ giữa hai Tổng thổng và hai nước đã xấu đi rất nhiều khi cả hai bên đều không thống nhất trong các vấn đề như xung đột tại Syria và Ukraine cũng như về nhân quyền, dân chủ và quốc phòng.
“Người đứng đầu nhà nước Nga bày tỏ hy vọng rằng mối quan hệ giữa hai nước sẽ phát triển thành công dựa trên những yếu tố thực tế và công bằng bất chấp những khó khăn và bất đồng hiện nay”, thông cáo của Điện Kremlin nêu rõ.
Cũng theo thông cáo trên, “Ông Putin cũng nhấn mạnh rằng Nga và Mỹ nên hợp tác với nhau không chỉ vì lợi ích của bản thân mà còn vì lợi ích của cả thế giới bởi cả hai nước đều phải gánh vác trách nhiệm cực kỳ quan trọng trong việc bảo đảm an ninh và ổn định toàn cầu”.
Trong bức điện tín gửi cho Tổng thống Mỹ Obama, ông Putin cũng nhấn mạnh rằng, Nga- cũng như Mỹ, đều là thành viên của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và có quyền phủ quyết, nên cần phải được coi những cường quốc và cần được coi trọng ngang nhau.
Tuy nhiên, tuyên bố của Điện Kremlin lại không nhắc gì đến lệnh trừng phạt mà Mỹ đang áp đặt với Nga sau vụ Nga sáp nhập Crimea vào tháng 3 vừa qua cũng như những bất đồng giữa hai nước.
Mặc dù vậy, lời kêu gọi cải thiện mối quan hệ giữa hai nước này cho thấy ông Putin đang đẩy trách nhiệm này cho ông Obama.
Ngôn ngữ trong bức điện tín lần này của ông Putin nhẹ nhàng hơn rất nhiều so với bức điện tín trước đó đúng một năm. Trong đó ông Putin bày tỏ chắc chắn rằng Moscow và Washington sẽ có thể giải quyết mọi bất đồng “bất chấp một thực tế là không phải mọi biện pháp tiếp cận những vấn đề của các bên đều giống nhau”.
Bức điện tín của ông Putin gửi ngày 4/7/2012 thậm chí còn lạc quan hơn rất nhiều dù nó được gửi đi trong bối cảnh cuộc xung đột tại Syria đang lên cao trào.
Trong bức điện đó ông Putin bày tỏ hy vọng mối quan hệ giưa hai nước sẽ tốt đẹp hơn trong những năm tới cũng như tin tưởng vào một triển vọng tốt đẹp hơn trong tương lai.
Tuy nhiên, có vẻ như mối quan hệ giữa hai nước lại càng xấu đi sau vụ Nga sáp nhập Crimea sau khi Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovich bị lật đổ do có ý định ký kết một Hiệp định Thương mại với EU thay vì với Nga.
Nga đã cáo buộc Mỹ ủng hộ các cuộc biểu tình chống lại ông Putin trước thềm bầu cử Tổng thống tại Nga năm 2012 trong khi Mỹ lại cáo buộc ông Putin trấn áp các đối thủ của mình cũng như đàn áp quyền lợi của những người đồng tính.
Tổng thống Nga Putin tuần này nhắc lại lời chỉ trích rằng Mỹ đang cố tình “ngăn chặn” sự phát triển của Nga, một thuật ngữ vốn chỉ được sử dụng trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
Các quan chức khác của Nga cũng đã bày tỏ những quan điểm cứng rắn nhằm bác bỏ các buộc của phương Tây rằng Nga chưa thực sự làm hết mình để bảo đảm rằng lực lượng ủng hộ Nga tại miền Đông Ukraine tuân thủ lệnh ngừng bắn được đưa ra trong tuần qua.
“Trên thực tế, chúng ta đang phải đối phó với một loại vũ khí tấn công mới”, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov bình luận với tờ Kommersantvề lệnh trừng phạt của Mỹ bao gồm lệnh cấm thị thực và phong tỏa tài sản của một số doanh nghiệp và quan chức Nga.
Một quan chức khác lại bày tỏ thái độ thách thức Mỹ về sự thống trị của Mỹ trong các vấn đề quốc tế.
“Thời kỳ bá quyền của Mỹ trên trường thế giới đã qua từ lâu”, ông Yevgeny Lukyanov, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga tuyên bố với hãng thông tấn RIA.
Trong khi đó, mối quan hệ cá nhân giữa ông Obama và ông Putin có vẻ đã ấm áp hơn sau khi cả hai bên đều nỗ lực để chấm dứt bạo lực ở miền Đông Ukraine.
Hiên ông Putin đang cân nhắc liệu ông có nên tiếp tục tham gia cùng với ông Obama trong vấn đề Ukraine hay có thể mạo hiểm chấp nhận các lệnh trừng phạt tiếp theo của Mỹ và EU vốn sẽ làm suy yếu nghiêm trọng nền kinh tế Nga./.