Ngày 10/10, tại Oslo, Na Uy, Ủy ban Nobel Na Uy đã chính thức thông báo, Giải Nobel hòa bình năm 2014 được trao giải cho cô Malala Yousufrai (17 tuổi) người Pakistan và ông Kailash Satyarthi (60 tuổi) người Ấn Độ, vì những nỗ lực phong trào đấu tranh chống đàn áp trẻ em, thanh niên và đấu tranh cho quyền của trẻ em được đi học. Đây là Giải thưởng lần thứ 95 của Giải Nobel hòa bình. 

16_chot_phml_orbw.jpgCô Malala Yousufrai (17 tuổi) người Pakistan (trái) và ông Kailash Satyarthi (60 tuổi) người Ấn Độ (ảnh: Reuters)

Cô Malala Yousufzai tuy còn là nữ sinh (sinh ngày 12/7/1997) nhưng trong vài năm qua cô đã đấu tranh cho quyền của trẻ em gái được đi học và cô là tấm gương cho thấy trẻ em và thanh niên cũng có thể đấu tranh cho chính hoàn cảnh của mình. Với những nỗ lực của mình, cô đã trở thành NPN hàng đầu cho quyền của trẻ em gái được đi học.

Ông Kailash Satyar (sinh ngày 11/01/1954) là người duy trì truyền thống Gandhi, và trong nhiều thập kỷ qua, ông đã lãnh đạo nhiều cuộc biểu tình hòa bình với nhiều hình thức khác nhau với trọng tâm phản đối bóc lột trẻ em vì mục đích tài chính. Ông đã đóng góp cho sự phát triển các công ước Quốc tế quan trọng và quyền trẻ em.

Ủy ban Nobel Na Uy cho rằng điều quan trọng đối với người Hindu giáo và người Hồi giáo, người Ấn Độ và người Pakistan là cùng tham gia đấu tranh cho giáo dục và chống chủ nghĩa cực đoan.

Tại các nước nghèo trên thế giới, những người có độ tuổi dưới 25 chiếm 60%, vì vậy để có được sự phát triển toàn cầu thì quyền của trẻ em và thanh niên phải được tôn trọng. Hiện nay, trên thế giới có khoảng 168 triệu lao động trẻ em, giảm 78 triệu so với năm 2000. Điều này cho thấy thế giới đang tiến gần hơn tới mục tiêu loại bỏ lao động trẻ em.

Đấu tranh chống áp bức và bảo vệ quyền của trẻ em và thanh thiếu niên góp phần hiện thực hóa “tình anh em giữa các dân tộc”, một tiêu chuẩn của Giải Nobel Hòa bình mà Alfred Nobel, người sáng lập Giải Nobel, đã nêu trong di chúc của mình.

Năm 2014, Ủy ban Nobel Na Uy đã nhận được số đề cử cao kỷ lục với 278 đề cử, trong đó có 231 cá nhân và 47 tổ chức, vượt kỷ lục được lập năm ngoái (năm 2013 có 259 đề cử, gồm 209 cá nhân và 50 tổ chức, trong khi năm 2012 có 2012 đề cử, gồm 188 cá nhân và 43 tổ chức. Lễ trao giải Nobel Hòa bình sẽ được trao tại tại Tòa Thị chính Oslo, Na Uy vào ngày 10/12 tới./.