obama1_msss.jpg

Ngày ông Barack Obama nhậm chức là ngày ghi “dấu ấn” đặc biệt trong lịch sử nước Mỹ. Ông là Tổng thống Mỹ thứ 44 và là Tổng thống da màu đầu tiên của nước này. Trong ảnh là điệu nhảy trong ngày nhậm chức của ông Obama cùng với Đệ nhất Phu nhân Michelle. 

(ảnh: Getty).

Ông Obama bắt đầu nhiệm kỳ đầu tiên của mình trong bối cảnh nước Mỹ hứng chịu một trong những cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng nhất kể từ cuộc Đại suy thoái. Chỉ một vài ngày sau khi tuyên thệ nhậm chức, ông Obama đã ký một dự luật kích thích kinh tế bao gồm việc cắt giảm thuế và đầu tư vào cơ sở hạ tầng có gịá trị gần 800 tỷ USD. 

(ảnh: dw.com). 

Vào tháng 3/2010, ông Obama đã ký đạo luật y tế được biết đến với tên gọi là “Obama Care” nhằm cung cấp sự chăm sóc y tế với giá cả phải chăng cho khoảng 20 triệu người Mỹ mua bảo hiểm. Tuy nhiên, đạo luật "Obama Care" phải đối mặt với một số thách thức pháp lý và người kế nhiệm của ông Obama, Donald Trump nhiều khả năng sẽ bác bỏ đạo luật này và coi đây là một gánh nặng đối với người Mỹ. 

(ảnh: Reuters).

Chưa đầy một năm sau khi nhậm chức, Hội đồng Nobel đã trao giải Nobel Hòa Bình cho ông Obama “vì những nỗ lực củng cố đối ngoại quốc tế và hợp tác giữa các dân tộc”. 

(ảnh: AP).

Sau một thập kỷ truy lùng, Osama Bin Laden- thủ lĩnh tổ chức khủng bố khét tiếng al-Qaeda đã bỏ mạng vào tháng 5/2011 trong một cuộc vây bắt của quân đội Mỹ tại Pakistan. Tổng thống Mỹ Obama đã công bố điều này với thế giới trong một đoạn video truyền hình. 

(ảnh: dadp).
Ông Obama bắt đầu nhiệm kỳ Tổng thống của mình với lời hứa sẽ “thiết lập lại” quan hệ Nga-Mỹ, thậm chí ông đã bàn điều này trong một bữa ăn bình dân với ông Dmitry Medvedev. Tuy nhiên những căng thẳng xung quanh khủng hoảng Ukraine và Syria đã khiến mối quan hệ giữa 2 nước ngày càng xấu đi. (ảnh: Getty).

Vào tháng 6/2012, ông Obama đã ký một sắc lệnh cho phép du học sinh hoặc những người nước ngoài từng phục vụ trong quân đội Mỹ được phép ở lại. Bốn năm sau, Tòa án Tối cao đã hủy bỏ yêu cầu này trong một cuộc bỏ phiếu. (ảnh: Getty).

Tháng 11/2012, ông Obama tiếp tục đắc cử Tổng thống Mỹ lần thứ 2. Trong diễn văn nhậm chức của mình, ông đặt mục tiêu cho nhiệm kỳ thứ 2 bao gồm thúc đẩy quyền bình đẳng giới, bảo vệ môi trường, cải cách nhập cư và kiểm soát súng. 

(ảnh: Reuters).

Ông Obama là Tổng thống Mỹ đầu tiên ủng hộ hôn nhân đồng tính. Khi Tòa án Tối cao ra phán quyết công nhận hôn nhân đồng tính là hợp pháp vào tháng 6/2015, Nhà Trắng đã xuất hiện trong ánh sáng cầu vồng để ủng hộ việc này. 

(ảnh: Reuters).

Trong nhiệm kỳ của mình, ông Obama đã hồi sinh mối quan hệ của Mỹ với đất nước hàng xóm Cuba. Cuối năm 2014, Chủ tịch Cuba Raul Castro và Tổng thống Obama đã tuyên bố rằng họ sẽ thiết lập lại quan hệ ngoại giao giữa 2 nước. 

(ảnh: dpa).

Ông Obama là một nhà diễn thuyết tài năng và cũng là một “cây hài” có tiếng. Ông đã từng nhiều lần xuất hiện trên các chương trình tivi và nổi bật trên sân khấu. 

(ảnh: Getty).

Ông Obama đã bổ nhiệm 2 phụ nữ vào các vị trí quan trọng trong Tòa án Tối cao Mỹ - đó là bà Elena Kagan và bà Sonia Sotomayor (người trong ảnh). Sự bổ nhiệm này đã nâng số lượng các thẩm phán nữ giới lên 3/9 người trong Tòa án Tối cao. 

(ảnh: Getty).
Việc ông Obama lên làm Tổng thống Mỹ đã được kỳ vọng là sự khởi đầu của việc chống nạn “phân biệt chủng tộc” ở Mỹ. Tuy nhiên, trong bài phát biểu của ông ở Selma, Alabama hồi tháng 3/2015, ông đã thừa nhận rằng “quyền bình đẳng” chưa được giải quyết triệt để. (ảnh: Reuters).

Trong suốt nhiệm kỳ của mình, ông Obama vẫn chưa thể giữ lời hứa đóng cửa nhà tù quân sự Mỹ tại Guantanamo, Cuba. Vào những ngày cuối cùng với tư cách là Tổng thống Mỹ, ông Obama tiếp tục thả các tù nhân còn lại. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn vài chục người đang bị giam giữ. 

(ảnh: US Navy).