Ngày 13/9, Đặc phái viên phái viên chung LHQ và Liên đoàn Arab Lakhdar Brahimi có chuyến thăm Syria đầu tiên kể từ khi nhậm chức hồi đầu tháng.

Nhiệm vụ lần này của ông Brahimi thậm chí còn khó khăn hơn người tiền nhiệm đã từ chức - ông Kofi Annan, bởi theo ông, cuộc xung đột tại quốc gia Trung Đông này "đang ngày càng xấu đi".

 

lakhdar-brahimi-is-expect-009.jpg
Đặc phái viên phái viên chung LHQ và Liên đoàn Arab Lakhdar Brahimi (ảnh: Giaoduc.net)

Tại cuộc gặp với Ngoại trưởng Syria Walid al-Mouallem, ông Brahimi đã bày tỏ lo ngại về cuộc sống của người dân Syria. Ông cho biết trong sứ mệnh của mình, ưu tiên hàng đầu của ông là đem lại cuộc sống tốt đẹp, sự ổn định và an ninh cho nhân dân Syria. Tuy nhiên, đây không phải là một nhiệm vụ dễ dàng.

Trong thông cáo đưa ra sau cuộc gặp giữa Đặc phái viên quốc tế Brahimi và Ngoại trưởng Syria Mouallem, Người phát ngôn của Đặc phái viên quốc tế, ông Ahmad Fawzi cho biết: “Nhiệm vụ của ông Brahimi lần này rất khó khăn và đây cũng là những gì mà cựu đặc phái viên Kofi Annan đã cảnh báo trước. Chúng tôi muốn nhắc lại rằng những khó khăn này là do một số nước khác đang gây ảnh hưởng hoặc tìm kiếm lợi ích ở đây. Chúng tôi mong rằng các nước hãy dùng những ảnh hưởng đó vào việc hối thúc các bên chấm dứt đổ máu – nhiệm vụ quan trọng nhất lúc này nhằm hướng tới giai đoạn đàm phán chính trị chấm dứt cuộc khủng hoảng hiện nay”.

Những thách thức trong nhiệm vụ lần này của Đặc phái viên Brahimi không hề mới so với những gì mà người tiền nhiệm Kofi Annan đã phải đối mặt, thậm chí khó khăn còn chồng chất hơn bởi sức ép từ bên ngoài đối với chế độ của Tổng thống Syria B.Assad vẫn tiếp tục gia tăng, khiến tình ngày càng hình phức.

Ngày 13/9, phát biểu tại Brussels, Bỉ, Tổng thống Ai Cập Mohamed Mursi nhắc lại quan điểm rằng ông Assad cần phải từ chức. Ngoại trưởng Anh William Hague đang có chuyến thăm Iraq đã đánh giá rằng chế độ của Tổng thống Assad sắp “sụp đổ” vì vi phạm tội ác chống lại người dân.

Ngoại trưởng Anh Hague nhấn mạnh, chuyển giao quyền lực là các duy nhất chấm dứt cuộc nội chiến tại Syria. Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian ngày 13/9 cho biết, cộng đồng quốc tế có thể sẽ ủng hộ sáng kiến thành lập một “vùng giải phóng an toàn” do phe đối lập Syria kiểm soát. Ông Brahimi nói: “Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã nêu lên sáng kiến thiết lập vùng đệm tại Syria nhưng đến nay vấn đề này vẫn chưa được thảo luận thấu đáo. Chúng tôi đang thảo luận về vấn đề này và nó có thể khả thi. Đây sẽ là một vùng đủ rộng lớn và được công nhận là đại diện của chính quyền quốc gia”.

Trong một phát biểu mới đây, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho rằng, một số nước muốn hợp pháp hóa việc can thiệp quân sự từ bên ngoài vào Syria song điều này là không thể. Ông Lavrov nhấn mạnh, cuộc khủng hoảng ở Syria là vấn đề nội bộ, vì thế không thể can thiệp theo hướng thiên vị một bên./.