Theo văn bản này, Nga rút khỏi nhóm hợp tác quốc tế về ma túy và lệ thuộc (“Nhóm Pompidou”, tên cũ của nhóm hợp tác chống lạm dụng ma túy và buôn bán trái phép), Quỹ châu Âu hỗ trợ sản xuất phim chung và phân phối các tác phẩm Điện ảnh và Nghe nhìn “Eurimage” và Đài quan sát Nghe nhìn Châu Âu.

Việc tham gia vào thỏa thuận một phần năm 1990 thành lập Ủy ban Châu Âu về Dân chủ thông qua Luật pháp và thỏa thuận mở một phần của Hội đồng châu Âu về dự báo, ngăn ngừa và cung cấp hỗ trợ trong trường hợp thiên tai và thảm họa công nghệ cũng đã bị chấm dứt.

Ngoài ra, Nga đã rút khỏi các thỏa thuận mở rộng từng phần về thể thao, tuyến đường văn hóa và Đài quan sát giảng dạy lịch sử ở châu Âu. Liên quan vấn đề này, 14 biên bản hoặc điều khoản đã trở nên vô hiệu.

Nga đã rút khỏi Hội đồng châu Âu vào tháng 3, sau 26 năm là thành viên. Trước đó, một ngày sau khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự ở Ukraine, Ủy ban Bộ trưởng của Hội đồng châu Âu đã hạn chế quyền của Nga trong tổ chức này. Vào ngày 14/3, Hội đồng Nghị viện CE đã thông báo cho phái đoàn Nga về việc đình chỉ tư cách thành viên của họ trong hội đồng, sau đó bỏ phiếu cho việc loại Nga khỏi CE.

Bộ Ngoại giao Nga giải thích quyết định rút khỏi Hội đồng châu Âu là do sự lạm dụng của đa số tuyệt đối các nước EU và NATO trong Ủy ban Bộ trưởng của Hội đồng châu Âu, trở thành sự tiếp nối của "ranh giới hủy diệt" của tổ chức này.

Sau đó, Phó Chủ tịch Hội đồng Liên bang Konstantin Kosachev tuyên bố rằng, Nga có ý định hủy bỏ Hiến chương của Hội đồng châu Âu (CE), Công ước châu Âu về Nhân quyền (ECHR) và bốn công ước khác, cũng như một số văn bản không đáp ứng lợi ích của quốc gia./.