Theo “Chỉ số nô lệ toàn cầu 2016” do Tổ chức nhân quyền Walk Free Foundation, trụ sở tại Australia công bố mới đây, trên thế giới có 45,8 triệu người sống ở tình trạng nô lệ. Nạn buôn bán người trên thế giới mỗi năm mang về lợi nhuận 150 tỷ đôla cho các tổ chức tội phạm.
Các chuyên gia chỉ ra một số công cụ quan trọng có thể áp dụng trong năm 2017 để ngăn chặn hiệu quả nạn buôn người và nô lệ thời hiện đại. Thứ nhất là khoa học công nghệ có thể giúp giám sát, phát hiện và truy tố những trường hợp buôn người, lạm dụng sức lao động.
Công ty phần mềm Mỹ LaborVoices cung cấp dịch vụ qua điện thoại di động cho phép công nhân nhà máy may mặc ở Bangladesh, Thổ Nhĩ Kì báo cáo nặc danh về những vụ ngược đãi, điều kiện an toàn lao động, lao động trẻ em, thậm chí trả lương chậm của các chủ lao động.
Bên cạnh đó, năm 2017 được kì vọng sẽ ra đời những luật mới, giúp ngăn chặn hiệu quả nạn buôn người trên toàn cầu. Ấn Độ, quốc gia có 18 triệu lao động nô lệ cao nhất thế giới dự kiến sẽ thông qua luật toàn diện đầu tiên về chống nạn buôn bán người trong năm 2017./.
Đầu thú sau 5 năm trốn truy nã về hành vi buôn người