APdẫn lời quan chức Mỹ ngày 24/6 cho biết Mỹ và các đồng minh châu Âu đã đạt được thỏa thuận về thời hạn áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Nga- dự kiến sớm nhất là trong tuần này.
Lệnh trừng phạt nói trên nhắm vào nền kinh tế của Nga- bao gồm ngành năng lượng quan trọng hàng đầu của nước này, cho thấy phương Tây đang quyết tâm gia tăng các biện pháp trừng phạt đối với Nga.
Trước đó, Mỹ và các nước châu Âu đã áp đặt các lệnh trừng phạt đối với các cá nhân và một số tổ chức, bao gồm cả những nhân vật thân cận với ông Putin nhưng vẫn chưa đụng đến các lĩnh vực khác do lo ngại điều này có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ kinh tế sâu rộng giữa Nga và câc nước châu Âu.
Tuy nhiên, khi mà tình hình Ukraine ngày càng trở nên căng thẳng, Mỹ và châu Âu đã có những bước đi tiếp theo nhắm vào một số ngành kinh tế của Nga.
Một nhà ngoại giao phương Tây cho biết các lệnh trừng phạt này sẽ nhắm vào ngành năng lượng của Nga cũng như nhằm ngăn chặn việc Nga tiếp cận với thị trường tài chính quốc tế.
Mỹ và EU đã dự tính sẽ đưa ra các lệnh trừng phạt nói trên tại phiên họp Hội đồng châu Âu (EC) vào cuối tuần này. Tuy nhiên, việc quyết tâm đưa ra lệnh trừng phạt nói trên đã giảm nhiệt dần trong những ngày gần đây bởi các nước châu Âu đang phải cân nhắc xem liệu kế hoạch mà Tổng thống Nga Vladimir Putin đưa ra có theo đúng những gì mà ông cân nhắc để làm giảm căng thẳng hiện nay hay không.
Trước đó, ngày 24/3, Tổng thống Nga Putin đã có những động thái nhượng bộ khi yêu cầu Thượng viện Nga bãi bỏ nghị quyết cho phép ông can thiệp quân sự vào Ukraine.
Ông Putin cũng đã yêu cầu chính quyền mới tại Ukraine kéo dài lệnh ngừng bắn dự định diễn ra trong vòng 1 tuần và kêu gọi đàm phán giữa Chính phủ Ukraine và phe ly khai.
Cùng ngày, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có cuộc đối thoại với Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko.
Trong cuộc đối thoại này, ông Biden đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cử các quan sát viên đến Ukraine để giám sát những hành động vi phạm lệnh ngừng bắn.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Marie Harf cho biết tình hình hiện này là “cứ tiến 1 bước thì lại lùi 1 bước”.
“Chúng tôi nhận thấy những dấu hiệu tích cực trên thực địa”, bà Harf nói và cho biết thêm: “Một số thành viên phe ly khai ủng hộ lệnh ngừng bắn nhưng những người khác lại bắn hạ một chiếc trực thăng của quân đội Ukraine. Trong khi đó, ông Putin đã yêu cầu Thượng viện Nga bãi bỏ nghị quyết cho phép ông can thiệp quân sự vào Ukraine. Đây là một việc tốt, nhưng ngay sau đó Nga lại tiếp tục tăng cường sức mạnh quân sự”.
Người phát ngôn Nhà Trắng Josh Earnest cho biết nếu Nga tiếp tục có những thay đổi tích cực thì khó có khả năng Mỹ và phương Tây có thể áp đặt thêm những lệnh trừng phạt./.