Việc sở hữu vũ khí hạt nhân
Dựa trên dữ liệu của Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ (FAS), tính đến tháng 8/2021, trên thế giới chỉ có 9 quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân. Năm trong số các quốc gia này là các quốc gia bảo lưu quyền có vũ khí hạt nhân đã được quy định trong Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT). Theo đó, Mỹ, Nga, Trung Quốc, Pháp và Anh được phép sở hữu vũ khí hạt nhân, bất kể vì lý do gì.
Mỹ luôn cố gắng duy trì thế độc quyền về vũ khí hạt nhân, nhưng ngày càng nhiều quốc gia tìm cách lách các hiệp ước. Ấn Độ, Pakistan và Triều Tiên đều sở hữu vũ khí hạt nhân. Quốc gia Trung Đông Israel - một quốc gia liên kết với tôn giáo, được nhiều người theo đạo Thiên chúa, Hồi giáo và Do Thái gọi là Thánh địa, cũng được cho là sở hữu vũ khí hạt nhân. Điều này có thể gây sốc đối với một số người, chủ yếu là vì tôn giáo coi trọng yếu tố hòa bình. Các quan chức chính phủ của nước này đã không phản ứng trước những tin đồn hoặc thừa nhận thực tế rằng họ có vũ khí hạt nhân trên đất của Israel.
Tuy nhiên, kể từ đó người ta xác định rằng Israel có khoảng 90 vũ khí hạt nhân trong biên giới của mình. Nhiều quốc gia khác trước đây sở hữu vũ khí hạt nhân nhưng hiện không còn nữa, vì rất nhiều lý do. Các quốc gia đã từng có vũ khí hạt nhân nhưng không còn vũ khí hạt nhân bao gồm Nam Phi, Belarus, Ukraine và Kazakhstan. Israel hiện đang nỗ lực ngăn chặn quốc gia thù địch Iran có được vũ khí hạt nhân.
Theo topcor.ru, động thái liên quan là theo một báo cáo mới được công bố, thành tựu hạt nhân của Iran là không thể đảo ngược và đã đạt đến giai đoạn mà Iran chỉ cần một tháng để sản xuất đủ uranium cấp độ vũ khí để tạo ra quả bom đầu tiên. Báo cáo đã làm dấy lên cuộc tranh luận chính trị tại Israel về việc liệu nhà nước Do Thái, vốn từ lâu được coi là cường quốc hạt nhân, nhưng luôn từ chối xác nhận hoặc phủ nhận sự thật này, cuối cùng có nên công bố với thế giới rằng họ sở hữu vũ khí nguyên tử hay không.
Động thái như vậy có thể thiết lập một tiêu chuẩn xác định cho Iran. Việc Israel công nhận tiềm năng hạt nhân của mình có thể sẽ buộc nước này gia nhập với tư cách là một bên ký kết Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân. Nó cũng có nghĩa là một sự thay đổi mang tính kiến tạo trong môi trường địa chính trị ảnh hưởng đến toàn bộ kiến trúc an ninh ở Trung Đông.
Trong khi đó, Thủ tướng Israel Naftali Bennett tin rằng Iran thực sự đã tiến rất gần đến việc tạo ra một quả bom. Tuy nhiên, những hành động vội vàng của Tel Aviv chỉ có thể gây tổn hại cho tình hình quốc tế. Quan điểm tương tự cũng được chia sẻ bởi cựu lãnh đạo Israel Ehud Olmert, người tuyên bố rằng việc Israel công nhận tiềm năng hạt nhân của mình sẽ cho phép Iran biện minh cho việc phát triển vũ khí hạt nhân của riêng mình.
Đồng thời, theo một số chính trị gia Israel, đặc biệt là cựu Thủ tướng Ehud Barak, khả năng Israel công nhận vị thế của một cường quốc hạt nhân trong bối cảnh Iran tiến tới chế tạo thành công quả bom hạt nhân đầu tiên sẽ không chỉ góp phần vào ngăn chặn nguy cơ nổ ra một cuộc chiến tranh mới ở Trung Đông, nhưng cũng sẽ giúp phản ánh những nỗ lực có thể có của Saudi Arabia và Thổ Nhĩ Kỳ nhằm mở rộng câu lạc bộ hạt nhân trong khu vực.
Số lượng vũ khí hạt nhân
Về lý thuyết, vũ khí hạt nhân là bí mật quốc gia, nên thông tin luôn được giữ kín. Các quốc gia hàng đầu có những toan tính không cập nhật thường xuyên, các quốc gia hạt nhân mới giữ cho thông tin về tiềm năng của họ ở dạng mơ hồ và không rõ ràng; Israel chưa bao giờ chính thức xác nhận có chương trình vũ khí hạt nhân. Nhưng nhờ các tiết lộ, hồ sơ và rò rỉ hạn chế, người ta có thể hình dung quy mô của kho vũ khí hạt nhân của thế giới.
Sau khi Thế chiến II kết thúc và sau Chiến tranh Lạnh, hai siêu cường thế giới là Mỹ và Nga đã đua nhau chế tạo nhiều vũ khí hạt nhân (và vũ khí hạt nhân hiện đại hơn) so với bên kia. Kho dự trữ vũ khí hạt nhân của thế giới đã tăng lên mức đỉnh điểm là 70.300 đầu đạn tổng cộng vào năm 1986. Khi các hiệp định vũ khí và NPT bắt đầu có động lực lớn hơn, Mỹ và Nga đã cắt giảm các kho dự trữ trong khi các quốc gia mới có vũ khí hạt nhân bắt đầu xuất hiện.
Ước tính của FAS là ước tính quốc tế mới nhất, được sử dụng nhiều nhất và đáng tin cậy nhất. Theo đó, Nga có 6.257 đầu đạn (chiếm 47,7%), Mỹ - 5.550 (42,3%), Trung Quốc - 350 (2,67%), Pháp – 290 (2,21%), Anh - 225 (1,71%), Pakistan - 165 (1,26%), Ấn Độ - 160 (1,22%), Israel - 90 (0,69%), Triều Tiên - 45 (0,34%). Đối với Mỹ, con số trên chỉ bằng một phần nhỏ so với thời kỳ đỉnh cao khi Mỹ có 31.225 đơn vị vũ khí hạt nhân vào năm 1967 và 22.217 vào năm 1989.
Mặc dù đã giảm đáng kể kho dự trữ kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, hiện Nga và Mỹ vẫn sở hữu khoảng 90% tổng số đầu đạn hạt nhân thế giới. Xếp sau họ là Trung Quốc và Pháp, lần lượt bắt đầu thử nghiệm vũ khí hạt nhân vào năm 1964 và 1960. Vương quốc Anh có số lượng vũ khí hạt nhân nhiều thứ năm hiện nay, mặc dù nước này là quốc gia thứ ba trên thế giới phát triển chúng, sau Mỹ và Nga, vào năm 1952.
Các quốc gia có ít hơn 200 vũ khí hạt nhân là các đối thủ trong khu vực như Ấn Độ và Pakistan, những nước đã thử nghiệm vũ khí hạt nhân lần đầu tiên vào những năm 1970, và Triều Tiên, bắt đầu vận hành các nhà máy chế tạo uranium và tiến hành các vụ thử nổ vào những năm 1980. Israel cũng ước tính có ít hơn 200 vũ khí hạt nhân, và các báo cáo cho biết chương trình vũ khí của nước này có từ những năm 1960.
Trạng thái đầu đạn hạt nhân
Mặc dù thế giới có 13.132 vũ khí hạt nhân, điều đó không có nghĩa là tất cả chúng đều sẵn sàng khai hỏa. Các đầu đạn được gắn trên tên lửa và các quốc gia không giữ tất cả các đầu đạn hạt nhân của họ ở tình trạng sẵn sàng sử dụng. Việc ước tính kho dự trữ hạt nhân cũng phân lọai các đầu đạn ở dạng đang triển khai, dự trữ hay đã nghỉ hưu. Các đầu đạn đang triển khai được gắn trên tên lửa xuyên lục địa, tại các căn cứ máy bay ném bom hạng nặng... Đầu đạn dự trữ đang được bảo quản và không được triển khai trên bệ phóng. Các đầu đạn đã nghỉ hưu vẫn còn nguyên vẹn nhưng đang xếp hàng chờ tháo dỡ.
Theo các số liệu mới nhất, Nga có 1.600 đầu đạn đang được triển khai, 2.897 đầu đạn dự trữ, 1.760 đầu đạn nghỉ hưu. Tương ứng, Mỹ có 1.800, 2.000 và 1.750; Trung Quốc - 0, 350 và 0; Pháp - 280, 10, 0; Anh - 120, 105, 0; Pakistan 0, 165, 0; Ấn Độ - 0, 160, 0; Israel - 0, 90, 0; Triều Tiên - 0, 45, 0. Có bốn quốc gia chính thức triển khai đầu đạn, trong khi phần lớn kho hạt nhân của thế giới đang ở dạng dự trữ.
Một số quốc gia dự kiến sẽ tăng cường hơn nữa kho vũ khí hạt nhân dự trữ của họ. Chính phủ Anh tuyên bố sẽ tăng kho dự trữ lên không quá 260 đầu đạn trong khi tình báo Mỹ dự đoán Trung Quốc, Ấn Độ và Pakistan cũng sẽ tăng kho dự trữ của họ. Mặc dù kho dự trữ hạt nhân của thế giới có thể sẽ tiếp tục giảm do Mỹ và Nga cho loại biên, thực tiễn năm 2021 tại các quốc gia có vũ khí hạt nhân cho thấy, xu thế gia tăng vũ khí hạt nhân vẫn đang chiếm ưu thế./.