Theo NBC News, ngày 1/12, Cục Điều tra Liên bang (FBI) chính thức vào cuộc điều tra vụ tấn công này. Cho dù hướng điều tra và đối tượng tình nghi không được phía FBI cung cấp song lời đe dọa của Triều Tiên hồi tháng 6 “sẽ không cho phép bộ phim “bôi nhọ” thanh danh lãnh đạo được trình chiếu”, được cho là tâm điểm để cuộc điều tra tập trung.

Theo The Washington Post 1/12, Triều Tiên phủ nhận không liên quan đến vụ tin tặc và thậm chí còn cảnh báo có nhiều vụ tấn công mạng máy tính hơn nữa sẽ xảy ra tại Mỹ.

kim_1_velp.jpgNhà lãnh đạo Kim Jong-un (ảnh: KCNA)
Phát ngôn viên của Triều Tiên tại Liên Hợp Quốc phủ nhận cáo buộc Triều Tiên đang tấn công mạng của Mỹ : “Các thế lực thù địch từ Mỹ, Hàn Quốc và Nhật bản lúc nào cũng quy trách nhiệm cho phía Triều Tiên”.

Ngày 25/11, hãng Sony Pictures Entertainment thông báo mạng nội bộ của hãng bị tấn công và tin tặc để lại tin nhắn “Vụ tấn công này là do GOP” (GOP được dịch là Người bảo vệ hòa bình).

Vụ tấn công Sony Pictures Entertainment đã tiết lộ nhiều thông tin mật của hãng cũng như rò rỉ thông tin về lương của đội ngũ nhân viên, giám đốc công ty; tiết lộ những khoản chênh lệch nhiều nghi vấn của các giám đốc.

FBI cảnh báo các doanh nghiệp Mỹ sẽ trở thành mục tiêu của những vụ tấn công tương tự, các mạng nội bộ của doanh nghiệp nhiều khả năng sẽ bị tê liệt, cũng như rò rỉ các thông tin mật. FBI cũng cảnh báo 1 phần mềm bị tin tặc cài vào, sẽ khó có thể khôi phục phần cứng máy tính cũng như những dữ liệu đã có.

Triều Tiên từng đe dọa sẽ có biện pháp trả đũa “mạnh mẽ và tàn nhẫn” đối với Mỹ nếu bộ phim hài liên quan tới nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-ung có tên gọi “The Interview”, được công chiếu.

Trước đây, Triều Tiên đã bị cáo buộc một số cuộc tấn công mạng Hàn Quốc. Một trong những cuộc tấn công phá hoại nghiêm trọng nhất là vào tháng 3/2013, tin tặc tấn công một số đài truyền hình truyền hình lớn của Hàn Quốc và một mạng lưới ATM của ngân hàng. Các chuyên gia cho rằng các thủ thuật tương tự được dùng cho cuộc tấn công lần này đối với mạng Mỹ./.