- Mỹ không hy vọng đạt bước đột phá với Nga về NMD
- Mỹ thử nghiệm thành công hệ thống tên lửa đánh chặn PAC-3
- Nga-NATO hợp tác về hệ thống phòng thủ tên lửa
Trên đây là nhận định được Tổng thư ký Hội đồng An ninh Nga Nikolai Patrushev đưa ra hôm nay (3/5).
Mỹ và NATO đã đồng ý phát triển Hệ thống phòng thủ tên lửa châu Âu (EMD) tại một Hội nghị Thượng đỉnh được tổ chức ở Lisbon (Bồ Đào Nha) vào năm 2010. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán giữa Nga và liên minh trên đã thất bại bởi NATO và Mỹ đã không đưa ra những cam kết bằng văn bản rằng, việc triển khai hệ thống này không nhằm mục đích chống lại vũ khí hạt nhân chiến lược của Nga.
Tên lửa chiến lược Nga (Ảnh: Ria Novosti) |
"Các vùng địa lý và đặc điểm kỹ thuật của hệ thống phòng thủ tên lửa sẽ tạo ra mối nguy hiểm bổ sung, đặc biệt là khi xem xét mức độ chính xác của các vũ khí trong hiện tại và tương lai" ông Patrushevnói.
"Các chuyên gia của chúng tôi nói rằng có thể các mục tiêu khác có yêu cầu phòng thủ cao hơn, lại không thực sự tồn tại," ông Patrushev bổ sung.
Ông Patrushev cũng cho rằng, việc tạo ra hệ thống phòng thủ tên lửa châu Âu thiếu sự đồng thuận của Nga cùng với sự ngăn cản vũ khí hạt nhân của Nga có thể dẫn đến sự mất cân bằng chiến lược ở cấp khu vực và toàn cầu.
Lãnh đạo quân sự và chính trị của Nga đã nhiều lần cảnh báo các đối tác phương Tây rằng, nếu các cuộc đàm phán thất bại, Nga có thể sẽ áp dụng một loạt các biện pháp, trong đó bao gồm việc triển khai các tên lửa tầm ngắn, cũng như tên lửa hạt nhân chiến thuật Iskander tại Kaliningrad.
"Tên lửa quốc phòng, yếu tố hình thành một không gian an ninh" là nhan đề Hội nghị do Bộ Quốc phòng Nga tổ chức. Hội nghị thu hút sự tham gia của hơn 200 chuyên gia quân sự và các chuyên gia khác đến từ hơn 50 quốc gia, trong đó bao gồm 28 quốc gia thuộc NATO.
Cùng với các chuyên gia của Nga và NATO, đại diện của Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, các quốc gia thuộc khối CIS và OSCE cũng tham gia hội nghị này./.