Thủ tướng Đức Merkel cho biết, thỏa thuận sẽ tăng mức đóng góp của Đức trong cuộc chiến chống ấm nóng toàn cầu. Nền kinh tế lớn nhất châu Âu đặt mục tiêu giảm 55% khí thải nhà kính vào năm 2030 so với mức của năm 1990.

kh_qucu.jpg
Ảnh minh họa: Getty.

Thủ tướng Merkel nói, Đức có thể đạt mục tiêu và hiện nước này đang đặt nền tảng cho mục tiêu đó. Tuy nhiên, ông Ottmar Edenhofer, Cố vấn khí hậu của Thủ tướng Merkel đã chỉ trích các đề xuất của chính phủ, cho rằng, những gì đạt được chỉ là sự miễn cưỡng. Ông Ottmar Edenhofer, đứng đầu Viện Potsdam về Nghiên cứu tác động khí hậu cho rằng, thu phí khí thải CO2 đối với nhiên liệu để sửa ấm và vận tải, bắt đầu từ mức 10 euro/1 tấn CO2 vào năm 2021 và tăng lên 35 euro vào năm 2025 là quá thấp.

Một số nhà môi trường cũng cáo buộc thủ tướng Merkel khuất phục trước sự vận động hành lang của các hãng oto mà không đưa ra được hạn chót dần loại bỏ động cơ đốt trong, như các nước khác đã làm. Đức từ lâu đi đầu trong việc bảo vệ môi trường nhưng những năm gần đây tụt hậu so với các nước láng giềng châu Âu vì lượng khí thải vẫn cao trong lĩnh vực vận tải. Chính sách khí hậu dè dặt của chính phủ Đức không làm hài lòng cử tri Đức vốn mong muốn kiềm chế tình trạng ấm nóng toàn cầu. Thăm dò dư luận cho thấy, 63% số cử tri số Đức muốn chính phủ ưu tiên bảo vệ khí hậu hơn là tăng trưởng kinh tế, chỉ có 24% cho rằng, cần ưu tiên tăng trưởng kinh tế./.