1- Cuộc chiến ngoại giao giữa Nga và phương Tây: Trong bối cảnh xung đột căng thẳng giữa Nga và Ukraine, các quốc gia EU trục xuất nhiều nhà ngoại giao Nga. Khoảng 116 nhà ngoại giao Nga bị trục xuất kể từ khi xung đột Nga-Ukraine bùng phát. Phía Nga tuyên bố sẽ đáp trả việc hơn 40 nhà ngoại giao của nước này bị trục xuất.

2- Cuộc chiến trừng phạt: Trong lúc chính phủ Nga đang chuẩn bị một gói mới để phản lại các đòn trừng phạt của phương Tây thì quan chức Nhà Trắng tuyên bố Mỹ không thiếu phương án để gia tăng trừng phạt Nga. Mỹ tiếp tục nhắm sự trừng phạt vào các nhà cung cấp quân sự thay thế của Nga. Ba Lan công bố dự luật cấm nhập khẩu than của Nga. Còn Anh nói lệnh ngừng bắn là chưa đủ để dỡ bỏ trừng phạt Nga. Về phần mình, Nga khẳng định Lệnh trừng phạt đơn phương của phương Tây dẫn đến khủng hoảng ở quy mô lịch sử.

3- Cuộc chiến thanh toán quốc tế: Sau khi Nga áp dụng chiêu chỉ thanh toán bằng đồng rúp đối với các quốc gia không thân thiện với Nga, Tổng thống Pháp cho biết phương Tây sẽ không thanh toán khí đốt bằng đồng rúp. Sau G7, đến lượt EU từ chối thanh toán khí đốt của Nga bằng đồng rúp. Châu Âu đã chuẩn bị kịch bản Nga ngừng cấp khí đốt nếu không thanh toán bằng đồng rúp.

4- Hoạt động quân sự giảm để phục vụ đàm phán: Ukraine đã có phản ứng sau khi Nga cam kết giảm hoạt động quân sự. Nga tuyên bố giảm leo thang quân sự gần Kiev không đồng nghĩa với ngừng bắn. Nga đồng thời kêu gọi EU từ bỏ “cách tiếp cận đối đầu”. Vòng đàm phán mới nhất giữa Nga-Ukraine đã có những tín hiệu tích cực. Nga và Ukraine nhất trí mở 3 hành lang sơ tán. Mặc dù vậy, EU lại “đau đầu” vì người tị nạn.

5- Ưu thế có vẻ đang nghiêng về Nga: Trong đàm phán, Ukraine đã đồng ý với Nga là Ukraine sẽ không gia nhập NATO và không có căn cứ quân sự nước ngoài trên lãnh thổ. Tuy nhiên, Nga từ chối thương lượng vấn đề bán đảo Crimea với Ukraine. Trong khi ngoài Lugansk, khu vực ly khai Donetsk cũng cân nhắc trưng cầu dân ý để sáp nhập vào Nga./.