Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ đến Bắc Kinh vào 9/11 để tham dự Hội nghị Thượng đỉnh APEC.

Tính từ thời điểm thành lập, tổ chức hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) mặc dù còn non trẻ nhưng đã là diễn đàn tích hợp kinh tế mạnh nhất của hơn 20 quốc gia nằm ven bờ Thái Bình Dương. Vùng lãnh thổ này là nơi sinh sống của 40% cư dân thế giới, tạo ra khoảng 54% GDP của toàn cầu. Trong APEC có Australia, Canada, Trung Quốc, Nga, Malaysia, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Việt Nam, Hàn Quốc, Philippines và một số nước khác. Hiện nay Ấn Độ và Mông Cổ đã nộp đơn đăng ký gia nhập APEC.

apec_vaka.jpgHội nghị APEC 2014 diễn ra tại Bắc Kinh, Trung Quốc (Ảnh Tiếng nói nước Nga)
Phương châm chính thức của hội nghị thượng đỉnh ở Bắc Kinh là "Định hình tương lai thông qua đối tác châu Á-Thái Bình Dương". Và ở đây sẽ thảo luận về quá trình tạo lập khu vực tự do thương mại của châu Á-Thái Bình Dương. Nhưng đó là mục chính thức. Bởi không chính thức thì sự tồn vong của bản thân APEC hiện nay đang đứng trước nguy cơ do những toan tính của Hoa Kỳ nhằm chia rẽ tổ chức này để lập ra một cơ cấu khu vực mới theo ý người Mỹ – gọi là Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership - TPP). Những cuộc đàm phán theo nội dung này đã tiến hành suốt 9 năm qua, nhưng cho đến nay dự án vẫn ở trạng thái đình trệ.

Trước thềm hội nghị thượng đỉnh, Tổng thống Nga đã trả lời phỏng vấn của đại diện báo chí Trung Quốc, trong đó ông nói rằng "việc tạo lập Đối tác Xuyên Thái Bình Dương-TTP là cố gắng kế tiếp của Hoa Kỳ nhằm xây dựng một cấu trúc hợp tác kinh tế khu vực phục vụ lợi ích riêng của bản thân nước Mỹ”. Ông Putin nhận định: “Tôi cho rằng sự vắng mặt của những cầu thủ lớn như Nga và Trung Quốc trong thành phần tham gia Đối tác Xuyên Thái Bình Dương khó lòng tạo điều kiện xây dựng hợp tác hiệu quả về thương mại-kinh tế trong khu vực”.

Người Mỹ thoạt đầu xem dự án TPP như là công cụ chính để đối phó với đà biến đổi phát triển của Trung Quốc, đưa Bắc Kinh thành đối thủ cạnh tranh trong khu vực và toàn cầu chính của Washington, - như nhận xét của ông Sergei Luzyanin Phó Giám đốc Trung tâm "Nga-Trung Quốc" thuộc Viện Nghiên cứu Viễn Đông. Bây giờ nói chung người Mỹ muốn phá hoại APEC, - chuyên viên Luzyanin nói.

Tổng thống Nga Putin đã tới Bắc Kinh (Ảnh Tiếng nói nước Nga)
“Người Mỹ đang cố gắng một cách ngấm ngầm và phi hình thức để phá tan APEC dọn đường cho “phương án thay thế” là Trans-Pacific Partnership. Dự án TTP bị đình trệ trong nhiều năm nay, nhưng Hoa Kỳ vẫn cố gắng thúc đẩy để triển khai. Ở đó không có Trung Quốc mà cũng chẳng có Nga. Nếu dự án này thành công, thì thực tế sẽ diễn ra sự đổ vỡ của đề án APEC”.

Như luôn xảy ra trong thời gian khủng hoảng gay gắt, tại hội nghị thượng đỉnh những ngày 10-11 tháng 11 sẽ gồm hai chương trình cơ bản là chính thức và "bên lề". Trong đó, do cuộc khủng hoảng ở Ukraina nên lần này ở “bên lề” sẽ diễn ra tất cả những gì hệ trọng nhất.

Đang sôi nổi những đồn đoán trước ngưỡng hội nghị thượng đỉnh Bắc Kinh – liệu rằng trong thời gian hiện diện ở Bắc Kinh, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama có gặp nhau “sau hậu trường”? Cả điện Kremlin lẫn Nhà Trắng đều nói rằng mặc dù một cuộc gặp như vậy không ghi trong lịch trình, nhưng không loại trừ là cuộc gặp sẽ diễn ra ngoài khuôn khổ những hoạt động chính thức.

Trong tương quan là Kiev thực chất đã vi phạm những điều khoản của Thỏa thuận Minsk và triển khai giai đoạn mới của cuộc chiến tranh ở vùng đông-nam, hiển nhiên là tại Bắc Kinh sẽ đề cập tới những sự kiện này. Mặc dù khó có khả năng đồng thuận ý kiến: Hoa Kỳ vẫn khăng khăng đẩy phía Kiev do họ bảo trợ đến cuộc chiến tranh.

Đương nhiên, tại hội nghị thượng đỉnh không thể bỏ qua cuộc khủng hoảng hiện nay ở Ukraina, trừng phạt chống Nga và tất cả những gì liên quan, - ông Sergei Luzyanin dự đoán. Hoa Kỳ thời gian gần đây đã mở ra kiểu "tấn công mạnh" vào Bắc Kinh, cố ép Trung Quốc tham gia vào các biện pháp trừng phạt chống Nga. Bắc Kinh tuyên bố cứng rắn rằng sẽ không bao giờ đi tới bất cứ thứ "liên minh” nào nhằm chống Nga.

“Trái lại, các chuyên viên Trung Quốc đang nói nghiêm túc về chuyện trong thời gian gần tới ban lãnh đạo Trung Quốc có thể đề xuất với Liên minh châu Âu, nhận làm trung gian hòa giải chính thức để giải quyết cuộc khủng hoảng quan hệ Nga-châu Âu. Tính đến trọng lượng kinh tế và ảnh hưởng to lớn của Bắc Kinh đối với châu Âu cũng như khối lượng trao đổi thương mại của họ với nhau, hẳn là Brussels sẽ khó có thể phớt lờ lời mời như vậy”, - ông Sergey Luzyanin đánh giá.

Bất chấp áp lực chưa từng thấy từ phía Washington, các nước châu Á có liên hệ thương mại-kinh tế chặt chẽ với Nga không muốn liên kết với cuộc thanh trừng chống Nga như Hoa Kỳ hô hào kích động./.