Thông tin trên do lãnh đạo Hội Sinh viên Hồi giáo ở Đại học Princeton - Nabil Shaikh, chia sẻ với Đài Sputnik.

nguoi_hoi_giao_o_my_aglc.jpg
Người Hồi giáo ở Mỹ. Ảnh: AP.

Nabil Shaikh nói, với những người Hồi giáo sống ở Mỹ mọi thứ xấu đi kể từ khi xảy loạt tấn công khủng bố đẫm máu ở Paris vào cuối năm 2015. Theo Shaikh, các sự kiện vừa xảy ra ở thủ đô nước Bỉ càng làm cho tình hình thêm tệ hại đối với họ.

Ông này nói: “Sauy khi xảy ra các vụ tấn công ở Paris, chúng tôi đã phải chứng kiến cảnh phá hoại các nhà thờ Hồi giáo. Chúng tôi bị đánh trên phố, bị người ta nhìn vào với ánh mắt hằn học do ngoại hình Hồi giáo và do cách thờ cúng của chúng tôi. Cuộc sống yên bình của chúng tôi đang bị đe dọa”.

Nhiều người Hồi giáo đến Mỹ với hy vọng đổi đời hiện đang phải đương đầu với các định kiến và nỗi lo lắng về tương lai của mình ở đất nước này.

Shaikh nhấn mạnh, điều đặc biệt không may là một số chính trị gia Mỹ đã lựa chọn thái độ bài Hồi giáo.

Thủ lĩnh của sinh viên Hồi giáo ở Mỹ nói rằng kể từ khi xuất hiện tin tức về thảm kịch ở Brussels, các nhà lãnh đạo Mỹ lập tức sử dụng “những lời lẽ sôi sục thể hiện thái độ dè chừng Hồi giáo”, khiến người Hồi giáo càng gặp khó khăn trong việc hòa nhập vào xã hội Mỹ.

Shaikh kể đích danh: “Năm nay là năm bầu cử, chúng ta có các ứng viên như kiểu ông Ted Cruz và Donald Trump – các ông này kêu gọi tăng cường theo dõi cộng đồng Hồi giáo, mà điều này vi phạm tự do dân chủ ở quốc gia này”.

Kết quả là, người Hồi giáo bị áp lực lớn và cảm thấy bị cách ly với phần còn lại của xã hội, phải “lãnh đủ” chỉ vì hành động của một thiểu số.

Shaikh cho biết sau các sự kiện ở Brussels vào ngày 22/3, tâm lý sợ Hồi giáo đã tăng đáng kể cùng với sự sụt giảm lòng khoan dung của những người xung quanh đối với người Hồi giáo ở Mỹ.

Ông này cho biết thêm, điều đáng buồn là công chúng lại chú ý nhiều đến chỉ riêng một vài nước. Theo Shaikh, có những quốc gia ở châu Phi hoặc trong thế giới Hồi giáo chịu ảnh hưởng nặng nề từ chủ nghĩa cực đoan hơn là ở châu Âu./.