everest_1_ptcu.jpg
Đỉnh Everest, được mệnh danh là "nóc nhà thế giới" với độ cao gần 9.000 m luôn là đích đến của các nhà leo núi hay các nhà thám hiểm, với mong muốn được thử thách bản thân. Ảnh: AFP. 
Ngoài việc thu hút những nhà leo núi, Everest còn là "điểm hội tụ" của hàng tấn rác thải họ bỏ lại sau lưng. Điều này đã làm gióng lên hồi chuông báo động về vấn đề môi trường. Ảnh: AFP.
Lều, bạt, thiết bị leo núi, bình gas rỗng bị vứt la liệt trên đường đi. Ảnh: AFP. 
Chỉ tính từ đầu năm đến nay, đã có ít nhất 600 người leo lên Everest, khiến tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng. Ảnh: Dailymail.
Các sông băng tan chảy do toàn cầu ấm lên cũng phơi bày đống rác đã tích tụ trên Everest 65 năm qua. Ảnh: AFP.

Để bảo vệ môi trường, giới chức Nepal đã ra quy định  mỗi nhóm leo núi phải đóng tiền ký quỹ 4.000 USD và sẽ được hoàn lại nếu mỗi người đem xuống núi ít nhất 8kg rác thải. Ảnh: AFP. 
Tờ Global Timescủa Trung Quốc cho biết, tháng 5 vừa qua, một nhóm gồm 30 nhân viên môi trường đa dọn dẹp 8,5 tấn rác thải ở sườn phía bắc ngọn núi. Tuy nhiên, các nỗ lực này vẫn chưa đủ. Ảnh: AFP.
Kỹ sư người Mỹ Garry Porter thậm chí còn cân nhắc việc lắp đặt công trình biogas gần các khu cắm trại ở Everest để biến chất thải của các nhà leo núi thành phân bón hữu ích. Ảnh: AFP. 
Các nhà môi trường học lo ngại, ô nhiễm trên đỉnh núi Everest có thể ảnh hưởng tới các nguồn nước ở thung lũng bên dưới. Ảnh: AFP.

Nhà điều hành tour leo núi Asian Trekking cho biết: "Dọn dẹp rác thải tại Everest không phải công việc dễ dàng. Chính phủ cần phải khuyến khích các nhà leo núi dọn dẹp rác thải và thực hiện luật bảo vệ môi trường nghiêm ngặt hơn nữa". Ảnh: AFP./.