nui_lua1_wbjb.jpg
Chính quyền địa phương đã phải đóng cửa thêm nhiều trường học vì lo ngại những hậu quả thảm khốc có thể xảy ra khi núi lửa Mayon phun trào. Ảnh: Reuters.
Việc cho học sinh nghỉ học cũng tạo điều kiện để giới chức địa phương có thể tận dụng các điểm trường làm chỗ trú ẩn cho những người phải sơ tán. Ảnh: Reuters.
Trước đó, hàng nghìn người sống ở khu vực bị ảnh hưởng đã phải đi sơ tán bắt buộc. Ảnh: Reuters.
Theo Viện Nghiên cứu núi lửa và địa chấn Philippines, núi lửa Mayon đang ở mức báo động 3, trong tình trạng bất ổn rất cao. Ảnh: Reuters.
Chính quyền tỉnh Albay tiếp tục khuyến cáo khách du lịch không nên tới các làng bị ảnh hưởng bởi tro bụi và có tầm nhìn hạn chế. Ảnh: Reuters.
Viện Nghiên cứu núi lửa và địa chấn Philippines đã đề nghị nhà chức trách thiết lập khu vực phong tỏa trong phạm vi 11 km xung quanh ngọn núi. Ảnh: Reuters.
Việc làm này để giảm thiểu thiệt hại từ "đá rơi, sạt lở đất, các vụ phun trào đột ngột hay vòm dung nham sụp đổ". Ảnh: Reuters.
Nằm trên đảo Luzon, cách thành phố Manila khoảng 330 km về phía đông nam, Mayon là một trong những ngọn núi lửa hoạt động mạnh nhất thế giới. Ảnh: AFP/Getty.
Mayon được xếp vào nhóm stratovolcano (núi lửa hình nón được tạo bởi nhiều tầng dung nham cứng, đá bọt và tro bụi). Ảnh: AP.
Từ năm 1616, ngọn núi lửa này đã phun trào 47 lần, nhiều vụ phun trào trong số đó gây lũ bùn đá (mudflow) và tro bụi rơi trên diện rộng. Ảnh: AP.
Vụ phun trào có sức tàn phá mạnh nhất của núi lửa Mayon diễn ra năm 1814, khiến ít nhất 1.200 người thiệt mạng. Ảnh: AFP/Getty./.