ti_nan1_cujn.jpg
Hàng dài người di cư xếp hàng trong mưa tuyết chờ nhận thức ăn miễn phí bên ngoài một nhà kho hải quan bỏ hoang tại Belgrade, Serbia.
Những người di cư với khẩu phần ăn miễn phí ít ỏi co ro trong giá lạnh bên ngoài một nhà kho hải quan bỏ hoang tại Belgrade, Serbia.
Người đàn ông ngồi ngay trên tuyết để ăn vội khẩu phần ăn ít ỏi nhận được.
Người di cư quây quanh một đống lửa để sưởi ấm, xua tan giá rét.
Phút giây vui vẻ hiếm hoi của những người di cư bên ngoài một nhà kho hải quan bỏ hoang tại Belgrade, Serbia.
Theo Cơ quan kiểm soát biên giới Liên minh châu Âu (EU), lượng người di cư tới châu Âu qua hai tuyến đường biển chủ chốt trong năm 2016 đã giảm gần 2/3 so với năm 2015, còn 364.000 người.
Giới quan sát đánh giá, đây là kết quả việc triển khai thỏa thuận về vấn đề người di cư giữa EU và Thổ Nhĩ Kỳ ký kết hồi tháng 3/2016.
Theo thỏa thuận giữa Thổ Nhĩ Kỳ và EU, người di cư tới EU không đủ điều kiện tị nạn sẽ bị đưa trở lại Thổ Nhĩ Kỳ.
Đổi lại, Ankara yêu cầu EU hỗ trợ tài chính và tiếp nhận những người tị nạn Syria từ Thổ Nhĩ Kỳ theo cơ chế “một đổi một".
Tuy nhiên, số người di cư qua Địa Trung Hải vào châu Âu ở "cửa ngõ" Italy trong năm 2016 là 181.000 người, tăng 20% so với năm 2015.
Hy Lạp và Italy là hai "điểm nóng" tiếp nhận người di cư vượt biển, chủ yếu đến từ các nước và khu vực đang xảy ra xung đột như Syria, Lybia, Afghanistan, Iraq...
Tuy số lượng người di cư đến châu Âu giảm nhưng Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) cho biết số người di cư thiệt mạng trên toàn thế giới trong năm 2016 cao hơn khoảng 30% so với năm 2015. 
Theo IOM, trung bình mỗi ngày trong năm 2016 có hơn 20 người di cư thiệt mạng. Con số này trên thực tế có thể còn cao hơn.
Riêng tuyến đường di cư qua Địa Trung Hải nối Bắc Phi với châu Âu đã ghi nhận 4.600 trường hợp thiệt mạng trong năm 2016.
Tính tổng cộng trong ba năm gần đây, số người di cư đã thiệt mạng lên tới 18.501 người.