vov_1_amke.jpg
Theo Viện Khảo cổ học - Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, khu Di tích Văn Hóa Óc Eo, thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang, là nền văn hóa Óc Eo hình thành cách đây hai thiên niên kỷ trên vùng đất Tây Nam Bộ. (Ảnh: Khu vực khai quật).
Qua đó, đã đánh dấu một bước phát triển của văn minh nhân loại ở khu vực Đông Nam Á. (Ảnh: Các lớp tường qua nhiều thời kỳ).
Kết quả khai quật, nghiên cứu cho thấy trên tổng thể các hố khai quật, ngoài lớp đất mặt và lớp sinh thổ, xác định có 5 lớp văn hóa thuộc về 5 thời kỳ khác nhau phát triển liên tục, kế thừa trên một địa điểm.
Các lớp văn hóa này có niên đại trải dài khoảng từ thế kỷ thứ II đến thế kỷ thứ XII trở về sau. Ảnh: Các lớp sinh thổ (có 5 lớp và mỗi lớp được thể hiện một thời kỳ văn hoá).
Bên cạnh đó, trong diện tích của 2 hố khai quật, các nhà khảo cổ đã tìm được số lượng di vật rất lớn với khoảng 20 ngàn di vật các loại gồm vật liệu kiến trúc (gạch ngói các loại), đồ gốm sinh hoạt (nồi, bát đĩa…), di vật đá (mảnh tượng bằng đá sa thạch)… (Ảnh: Di vật đồ gốm tại các lớp sinh thổ).
Sau khi tiến hành phân loại, chỉnh lý và lập hồ sơ khoa học, kết quả bước đầu có thể nhận diện được các di vật có niên đại kéo dài từ khoảng thế kỷ 1 trước Công nguyên đến sau thế kỷ 12. (Ảnh: Nhà trưng bày).
Khu trưng bày Văn hóa Óc Eo, hàng ngày thu hút rất đông khách du lịch trong và ngoài nước.
Đồ gốm (khoảng thế kỷ thứ 1).
Các nồi nấu kim loại để làm đồ trang sức.
Các đồ dùng như Rìu đá, khuôn đúc đồ trang sức....
Các nhà khảo cổ nghiên cứu các mẫu di vật.
Các mẫu ngói rất hiếm chỉ có ở đây như đầu ngói có hình người và hoa văn.
Nhiều bộ phận của tượng làm bằng đá và đất nung.
Theo các nhà khảo cổ đây là những di chỉ tiền Óc Eo./.