Đến nay, Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế và Thư viện Khoa học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh đã phối hợp số hóa hơn 229.200 trang tài liệu Hán Nôm. Trong đó, các nguồn tư liệu quý được số hóa đang lưu giữ ở 14 phủ đệ; 100 làng, đền thờ và nhà vườn, 500 họ tộc. Bên cạnh đó, các chuyên gia đã số hóa trọn vẹn bộ luật Hoàng Việt Luật lệ thời Vua Gia Long; số hóa các sách đồng ở phủ Hàm Thuận Công và nhà thờ họ Nguyễn…
Đại diện ngành văn hóa trao tặng sắc phong bị thất lạc lại cho làng Kim Long, thành phố Huế. |
Ngoài ra, 2 đơn vị này còn tập huấn kỹ thuật bảo quản tài liệu cổ cho cán bộ của thư viện tuyến huyện, các bảo tàng và những cán bộ chuyên trách; hướng dẫn cho các tư gia, dòng họ và các làng xã ở Thừa Thiên-Huế cách bảo quản tài liệu và làm sạch nấm mốc trên tư liệu thuộc dạng giấy như: giấy long đằng, giấy dó, gấm, vải...
Nhiều sắc phong của làng Nghĩa Lập, xã Vinh Phú , huyện Phú Vang hư hỏng, mục nát đã được số hóa. |
Làng Kim Long cung nghênh sắc phong bị thất lạc về lại đình làng. |
Ông Phạm Xuân Phượng, cán bộ Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên-Huế cho biết: việc số hóa các tài liệu như sắc phong sẽ góp phần bảo tồn, giữ gìn di sản Hán-Nôm khi bản gốc của các sắc phong bị hư hỏng.
"Bằng công nghệ thông tin chúng tôi đã số hóa cho các tài liệu Hán - Nôm, đặc biệt là các sắc phong thành một cơ sở dữ liệu để bảo quản trong 2 trung tâm Thư viện Khoa học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh và Thư viện Tổng hợp Thừa Thiên-Huế. Đối với những bản gốc của các làng, các dòng họ đã tham gia chương trình số hóa này sẽ được bảo quản được lâu dài. Thậm chí, nếu bà con cần phục chế cái sắc phong đó, chúng tôi phục chế lại", ông Phạm Xuân Phượng nói./.
Hùng thiêng lễ hội tại ngôi đền có 39 sắc phong ở Hà Nội
Đặc sắc phong lan 3 miền hội tụ tại Festival Huế 2018