su_tu_binh_vong_12_vov_gded.jpg
Những ngày gần đến Tết Trung thu, nhóm trẻ em tại làng Bình Vọng (Văn Bình, Thường Tín, Hà Nội) tất bật làm đầu sư tử phá cỗ đêm Rằm.
Tranh thủ giờ nghỉ trưa hay sau giờ tan học buổi chiều, các em nhỏ tập trung nhau tại một địa điểm để làm.
Em Nguyễn Văn Hòa (12 tuổi) cho biết, năm nay là năm thứ 3 các em làm đầu sư tử. "Từ đầu tháng 8 tới giờ, chúng cháu đã làm được 5 đầu sư tử để bán cho các đội múa sư tử ở thôn khác, đầu sư tử lớn cháu bán được 750.000 đồng, đầu nhỏ là 350.000 đồng", vừa nói, Hòa vừa chăm chú từng nét vẽ.
Theo các em nhỏ tại thôn Bình Vọng, một chiếc đầu sư tử bao gồm phần phần đầu, phần cá chép (2 bên cánh của sư tử) và phần đuôi. Công đoạn khó nhất là phần cá chép bởi nó đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo, làm phải cân xứng nhất. 
Những họa tiết trên đầu sư tử được vẽ một cách cẩn thận bằng bút dạ.
Sau đó, các em nhỏ sử dụng sơn màu sơn lên phần ngoài. Mặc dù còn ít tuổi nhưng những em nhỏ ở đây đã có kinh nghiệm trong việc làm đầu sử tử.
Nguyễn Trọng Việt Anh (12 tuổi) chia sẻ: " Chú cháu dạy cháu làm đầu sư tử, còn các bạn khác thì tự học các anh, các chú trong làng làm".
Các em nhỏ chăm chú cho những tác phẩm của mình.
"Thấy các anh lớn hơn chơi với đầu sư tử, chúng cháu thích lắm nên học, mày mò để làm. Những chiếc đầu sư tử được tạo ra mang đến niềm vui dịp Trung thu của chúng cháu", em Lương Việt Anh chia sẻ.
Theo các em, khung đầu sư tử được làm từ nứa nhưng nếu được làm bằng mây thì sẽ bền và chắc hơn. Hình ảnh đầu sư tử làm từ năm 2017 được các em nhỏ giữ lại.
Những em bé hơn chưa biết làm đầu sư tử những cũng rất thích thú với món đồ chơi này.
Không chỉ làm ra những chiếc đầu sư tử độc đáo, các em nhỏ múa sư tử cũng rất giỏi.  Để kịp thời giao đầu sư tử cho khách, các em lên kế hoạch 2 ngày cuối tuần tập trung đến làm cho xong.
Màn ngậm dầu phun lửa ngẫu hứng của các em nhỏ.