1. Lễ hội Chùa Hương

Đây là lễ hội thu hút sự chú ý nhiều nhất của nhân dân cả nước mỗi dịp Xuân về. Theo thông lệ, Lễ hội Chùa Hương thường được khai hội vào ngày 6 tháng Giêng và kéo dài đến hết tháng 3 Âm lịch. Thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, lễ hội Chùa Hương là một trong những lễ hội đông và kéo dài nhất cả nước. 

1l_hmdl.jpg
 Đến đây, du khách không chỉ được tham gia vào hành trình về cõi phật mà còn được đắm mình trong không gian của non nước mênh mông với hàng giờ ngồi thuyền ngắm cảnh.

 2. Lễ hội Cổ Loa

Được tổ chức vào mùng 6 Tết Âm lịch, Lễ hội Cổ Loa diễn ra tại xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội nhằm tưởng nhớ Thục Phán An Dương Vương - người có công xây dựng nhà nước Âu Lạc, định đô tại Cổ Loa. 

 Nhắc đến Lễ hội Cổ Loa không thể không nhắc đến truyền thuyết về nỏ thần và mối tình Mỵ Châu - Trọng Thủy. Điểm nhấn của lễ hội là nghi thức rước Văn, tế lễ và rước thần của "bát xã" - nơi thờ Thục Phán nhằm tưởng nhớ vị thánh linh, cầu an, cầu hạnh phúc cho mọi nhà. Thành Cổ Loa mãi là niềm tự hào của người Việt Nam về lịch sử chống ngoại xâm.

 3. Lễ hội Gióng

Khai hội vào ngày 6 Tết Âm lịch hàng năm, Lễ hội đền Gióng được tổ chức tại xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn (Hà Nội). Theo truyền thuyết đây chính là nơi dừng chân cuối cùng của Thanh Gióng trước khi bay về trời. Lễ hội  diễn ra trong 3 ngày với đầy đủ các nghi lễ truyền thống như: lễ khai quang, lễ rước, lễ dâng hương, dâng hoa tre lên đền Thượng, nơi thờ Thánh Gióng .

 Trong đó, 2 lễ hội tiêu biểu là hội Gióng ở đền Phù Đổng, xã Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội - nơi sản sinh ra người anh hùng huyền thoại Thánh Gióng, khai hội mùng 8 Tết Âm lịch và hội Gióng ở đền Sóc, xã Phù Linh, Sóc Sơn, Hà Nội) - tương truyền là nơi dừng chân cuối cùng trước khi Thánh Gióng về trời (mùng 6 Tết Âm lịch).

 4. Hội Xoan

Hội Xoan là lễ hội suy tôn bà Xuân Nương, một nữ tướng của Hai Bà Trưng. Hội Xoan được tổ chức vào ngày 7 - 10/1 âm lịch tại xã Hương Nha, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ. Khởi đầu lễ hội là tiệc cầu Xuân dâng Thành hoàng, theo truyền thống dọn cỗ chay, có củ mài và mật ong. Tục truyền việc mổ trâu "nồi da xáo thịt" diễn lại tích năm tướng của vua Hùng thờ thần sông mà thoát nạn, khi lên bờ tìm trâu mổ thịt, lấy da làm nồi nấu để tế thần sông.

 5. Hội chợ Viềng

Hội chợ Viềng diễn ra vào mùng 8 tháng giêng âm lịch hàng năm tại Xã Kim Thái, huyện Vụ Bản và thị trấn Nam Giang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Tuy nhiên, những người ở xa thường về từ sớm, rậm rịch họp chợ từ 11, 12 giờ đêm hôm trước, cho đến sáng và hết cả ngày hôm sau.

 Sản phẩm được đem ra mua bán ở đây chủ yếu là các cây trồng, vật nuôi: từ cây trồng để lấy gỗ, cây hoa cây cảnh, các loại cây ăn quả, thậm chí cả cây cà, cây chanh, cây ớt… hay những thực phẩm cần thiết cho cuộc sống như gạo, thịt, quần áo, giày dép…Du khách còn có thể tìm thấy ở đây những bộ tế khí, những chiếc lư hương bằng đồng, cùng trăm vật dụng linh tinh khác./.