1. Ông Yaalon ngày 10/9 nhận định, việc gia tăng cáchoạt động quân sự của Nga tại Syriaphản ánh lo ngại của Nga rằng, đồng minh lâu đời của nước này tại khu vực Trung Đông đang đứng trước nguy cơ sụp đổ.

Ngoài ra, Tổng thống Nga Putin cũng kỳ vọng rằng, với việc kề vai sát cánh trong cuộc chiến chống IS, Nga sẽ cải thiện được quan hệ với phương Tây.

dn_1_wmsy.jpg
Máy bay Nga xuất hiện tại Syria. Ảnh Reuters

Trong bối cảnh IS ngày càng mạnh lên trong khu vực, Mỹ đã phải “mềm dẻo” trong cách tiếp cận vấn đề liên quan đến việc lật đổ ông Assad và tính đến việc hợp tác với Nga.

Trong khi đó, Israel lại có những toan tính riêng của mình. Từ trước đến nay, Israel luôn thận trọng đứng bên lề cuộc chiến tại Syria và chỉ phản ứng nếu như có “tên bay đạn lạc” vào khu vực do mình kiểm soát.

Một mặt, Israel cũng không muốn ông Assad tồn tại với lo ngại rằng, việc ông Assad mạnh dần lên có thể khiến Iran và nhóm phiến quân người Shiite là Hezbollah ở Lebanon vốn chống Israel cũng mạnh lên theo. Các quan chức Israel tin rằng, Iran đã gửi hàng trăm binh sĩ đến Syria để hỗ trợ lực lượng của ông Assad.

2. Trước thềmlễ kỷ niệm 14 năm vụ khủng bố 11/9, thủ lĩnh al-Qaeda Zawahiri thay vì chỉ trích Mỹ đã bất ngờ quay sang tuyên chiến với IS.

Trong đoạn ghi âm mới đây, tên Zawahiri đã lên tiếng cáo buộc thủ lĩnh IS Abu Bakr al-Baghdadi là kẻ “kích động nổi loạn” và khẳng định al- Baghdadi không phải thủ lĩnh của mọi người Hồi giáo và các nhóm phiến quân thánh chiến như y đã tuyên bố 14 tháng trước tại một nhà thờ ở Mosul.

Thủ lĩnh al-Qaeda Zawahiri. Ảnh AP

Zawahiri than phiền rằng Baghdadi đã phớt lờ những gì mà người Hồi giáo ở Gaza và Pakistan đang phải hứng chịu.

“Chúng ta đã cố kìm chế hết mức có thể với mong muốn dập tắt ngọn lửa nổi loạn. Nhưng tên Baghdadi và tay chân của hắn đã không cho chúng ta một lựa chọn nào khác. Chúng đòi hỏi mọi chiến binh thánh chiến phải phản bội chúng ta và cam kết trung thành với chúng”, tên Zawahiri nói.

“Mọi người đều rất ngạc nhiên khi tên Baghdadi dám nhận mình là thủ lĩnh thứ 4 trong lịch sử Hồi giáo”, tên Zawahiri tuyên bố trong khi cáo buộc tên Baghdadi đã làm vậy mà “không hề hỏi ý kiến của những người Hồi giáo khác”.

3. Tính đến thời điểm sáng ngày 11/9, đã có 3 người chết, 26 người mất tích và gần 30 người bị thương trong đợt bão lũ tại Nhật Bản.

Các tuyến đê của tỉnh Tochigi và Ibaraki bị vỡ khiến nhiều thành phố ngập lụt, hàng trăm ngàn người dân phải sơ tán, hàng nghìn ngôi nhà và hàng trăm xe ô tô bị ngập trong nước. Đây có thể coi là trận mưa lớn, gây lũ lịch sử tại Nhật Bản trong vòng nhiều năm qua. 

Nhiều ngôi nhà ở Nhật Bản chìm trong nước lũ. Ảnh AP

Trước tình hình đó, chính phủ Nhật Bản đang ra sức thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả do bão lũ gây ra. Sáng 11/9, trong buổi họp Nội các, Thủ tướng Nhật BảnShinzo Abe đã nhấn mạnh rằng chính phủ sẽ dốc toàn lực để bảo vệ sinh mạng của nhân dân, tích cực tiến hành công tác cứu hộ, cứu nạn.

Cụ thể chính phủ sẽ sơ tán nhân dân vùng thiệt hại nặng nề tới nơi an toàn, cung cấp thực phẩm, thuốc men thiết yếu, hỗ trợ những gia đình mất nhà cửa...  

4.Hàng triệu cử tri Singapore ngày 11/9 đi bỏ phiếu trong cuộc tổng tuyển cử của quốc đảo này.

Theo Cơ quan bầu cử Singapore, năm nay sẽ có hơn 2,4 triệu cử tri đủ tư cách tham gia bầu cử, tăng 110.000 người so với năm 2011.

Thủ tướng Lý Hiển Long phát biểu trước cuộc tổng tuyển cử. Ảnh AP

Cử tri sẽ đi bỏ phiếu ở 16 khu vực bầu cử đại diện nhóm (GRC) và 13 khu vực bầu cử một thành viên (SMC). Dự kiến, kết quả sơ bộ sẽ được công bố vào 10h tối 11/9, khoảng 2h sau khi các điểm bỏ phiếu trên cả nước đóng cửa.  

Cuộc tổng tuyển cử năm nay diễn ra vào thời điểm đặc biệt khi Singapore trong quá trình chuyển giao thế hệ lãnh đạo. Thế hệ lãnh đạo thứ tư sẽ được định hình rõ nét hơn sau cuộc bầu cử này.

5.Cuộc khủng hoảng nhập cư ở châu Âu ngày càng nghiêm trọng khi số người tị nạn vượt Địa Trung Hải đến các “miền đất hứa” tăng theo cấp số nhân.

Trước tình hình này, nhiều quyết định đã được các cơ quan của Liên minh châu Âu đưa ra nhằm giải quyết vấn nạn người nhập cư.

Người tị nạn đì từ Hy Lạp sang Macedonia. Ảnh AP

Với số phiếu ủng hộ áp đảo, hôm qua, Nghị viện Châu Âu (EP) đã bỏ phiếu ủng hộ kế hoạch của Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jean-Claude Juncker về phân bổ hạn ngạch tiếp nhận người di cư tại các nước thành viên của Liên minh châu Âu (EU) nhằm giảm bớt gánh nặng cho các quốc gia "tuyến đầu" đang phải đương đầu với làn sóng người di cư, chủ yếu đến từ Syria. Nghị quyết không bắt buộc này đã được 432 phiếu ủng hộ, 142 phiếu chống và 57 phiếu trắng.

Các nghị sĩ Nghị viện Châu Âu  đã ủng hộ kế hoạch của ông Juncker về tái bố trí 160.000 người tị nạn hiện đang ở Hy Lạp, Hungary và Italy. Con số trên bao gồm 40.000 người tị nạn đã có mặt trên lãnh thổ châu Âu và 120.000 người di cư khác đang tạm trú tại 3 quốc gia châu Âu nói trên.