Đại diện của số cựu Thượng nghị sỹ này còn cho rằng việc Ủy ban phòng chống tham nhũng và Hội đồng lập pháp quốc gia xem xét bãi nhiệm đối với các cựu Thượng nghị sỹ nêu trên là thiếu cơ sở pháp lý.

Tuy nhiên, lãnh đạo Hội đồng lập pháp quốc gia đã thông báo, vào ngày mai (12/3), các thành viên của Hội đồng này sẽ tiến hành cuộc bỏ phiếu bãi nhiệm đối với từng cá nhân trong số 38 cựu Thượng nghị sỹ Thái Lan.

Theo luật định, nếu thượng nghị sỹ nào bị 60% trong tổng số 220 thành viên Hội đồng lập pháp quốc gia bỏ phiếu bãi nhiệm thì người đó sẽ bị cấm hoạt động chính trị 5 năm.

Hiện nay, Ủy ban phòng chống tham nhũng Thái Lan cũng đang tiếp tục xem xét để đề nghị Hội đồng lập pháp quốc gia bãi nhiệm hàng trăm cựu hạ nghị sỹ thuộc đảng Vì nước Thái và các chính đảng đồng minh liên quan việc sửa đổi Hiến pháp 2007, là bản Hiến pháp đã bị ban lãnh đạo đảo chính hủy bỏ.

yingluck_shinawatra_urms_krgu_ttcl_qpkm.jpgCựu Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra cũng đã bị Hội đồng lập pháp quốc gia bãi nhiệm và cấm bà hoạt động chính trị 5 năm (Ảnh: Getty)

Trong tháng 1 năm nay, cựu Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra cũng đã bị Hội đồng lập pháp quốc gia bãi nhiệm và cấm bà hoạt động chính trị 5 năm.

Đại diện đảng Vì nước Thái và một số chuyên gia pháp luật Thái Lan cho rằng hệ thống tư pháp của chính quyền Thái Lan đã và đang sử dụng việc bãi nhiệm các cựu quan chức chính quyền trước đây nhằm loại bỏ các đối thủ chính trị, để phe ủng hộ chính quyền hiện nay chiếm lợi thế trong cuộc tổng tuyển cử mới./.