1. Hội nghị Thượng đỉnh G20 sắp được tổ chức tại Hàng Châu, Trung Quốc trong 2 ngày 4-5/9. Chủ đề chính của Hội nghị Thượng đỉnh là nhằm xây dựng một nền kinh tế thế giới sáng tạo, khả thi, kết nối với nhau và toàn diện, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết, công tác chuẩn bị đã hoàn tất. Trung Quốc đang nỗ lực để tổ chức thành công một Hội nghị thượng đỉnh G20 quy mô lớn nhất từ trước tới nay nhằm nâng cao vị thế của nước này trên trường quốc tế.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết, công tác chuẩn bị cho Hội nghị G20 đã hoàn tất. (ảnh: EPA). |
Bên cạnh các chủ đề về kinh tế,Hội nghị Thượng đỉnh G20cũng là cơ hội để các nhà lãnh đạo thế giới thảo luận những vấn đề quan tâm toàn cầu. Vấn đề thứ nhất là những diễn biến căng thẳng tranh chấp chủ quyền lãnh thổ và biển đảo. Mặc dù Trung Quốc tuyên bố không thảo luậnvấn đề tranh chấp chủ quyền tại Hội nghị G20lần này, nhưng lãnh đạo nhiều nước cho biết vẫn sẽ tiếp tục đề cập vấn đề này tại Hội nghị G20 cũng như trong các cuộc gặp song phương với lãnh đạo Trung Quốc.
Biển Đông sẽ ra sao sau Hội nghị Thượng đỉnh G-20 ở Hàng Châu?
Tổng thống Obama nói Trung Quốc chớ khoe cơ bắp ở Biển Đông
Vấn đề thứ 2 là sự gia tăng tình trạng xung đột Ukraine khiến các nhà phân tích đánh giá lại quan hệ giữa Nga và Ukraine, cũng như khả năng Thỏa thuận Minsk mất hiệu lực.
Một chủ đề mà chắc chắn sẽ không thể thiếu là tình hình Syria, và cuộc chiến toàn cầu chống khủng bố. Lực lượng chính phủ Syria đã giải phóng được một số thành phố quan trọng chiến lược khỏi sự chiếm đóng của Tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). Nhưng cuộc khủng hoảng ở đất nước này được dự báo sẽ vẫn còn tiếp diễn lâu dài trong thời gian tới.
Nga kỳ vọng điều gì ở Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Trung Quốc?
Trung Quốc tham vọng nâng cao vị thế qua tổ chức Hội nghị G20
2. Ngày 31/8, với 61 phiếu thuận và 20 phiếu chống, Thượng viện Brazil đã chính thức bãi nhiệm Tổng thống Dilma Rousseff trong phiên luận tội người đứng đầu nhà nước. Chánh án Tòa án Tối cao Brazil Ricardo Lewandowski thông báo, với kết quả này, bà Rousseff đã chính thức bị buộc tội vi phạm Luật Ngân sách quốc gia và Luật Trách nhiệm Tài chính do sử dụng tiền từ các ngân hàng nhà nước để đẩy mạnh chi tiêu công.
Ngay sau khi Thượng viện quyết định chính thức bãi nhiệm bà Rousseff, Tổng thống lâm thời Michel Temer cũng đã chính thức trở thành Tổng thống sau lễ nhậm chức tại Quốc hội.
Tối 31/8 (giờ địa phương), hàng nghìn người ở 10 bang Brazil đã đổ xuống đường biểu tình sau khi bà Rousseff bị phế truất. Những người ủng hộ cựu Tổng thống Brazil Rousseff đã phóng hỏa, phá hoại tài sản và đụng độ với cảnh sát ở thành phố Sao Paolo khi họ xuống đường phản đối việc luận tội bà.
Cảnh sát lập tức được điều động xuống đường ngăn đám đông biểu tình. Lực lượng thực thi pháp luật đã dùng lựu đạn gây choáng và bắn hơi cay vào những người ủng hộ bà Rousseff quá khích nhằm dập tắt cuộc biểu tình. Tổng thống Rousseff: Tương lai của Brazil bị đe dọa nghiêm trọng
Bãi nhiệm Tổng thống: Brazil “tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa”?
3. Ít nhất 10 người chết và 30 người khác bị thương trong một vụ nổ kinh hoàng xảy ra tối 2/9 tại thành phố Davao, quê hương của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte.
Nguồn tin cảnh sát cho biết, vụ nổ xảy ra vào khoảng 22h (giờ địa phương) tại một khu mua sắm đông đúc. Truyền hình địa phương ghi lại hình ảnh cho thấy, nhiều người bị thương được đưa lên xe cứu thương. Cảnh sát đang phong tỏa hiện trường. Vụ nổ đang được điều tra làm rõ.
Nhân viên cứu hộ thu dọn hiền trường vụ đánh bom ở Davao. (Ảnh: Reuters). |
Các nhà quan sát cho rằng, có thể vụ nổ này là âm mưu dùng bạo lực để hăm dọa Tổng thống Philippines. Với những biện pháp cứng rắn chống tội phạm ma túy cùng các tuyên bố mạnh mẽ, dường như Tổng thống Philippines đang gặp phải sự chống đối trong nước.
Theo nguồn tin Phó Thị trưởng thành phố Davao Paolo Duterte, Tổng thống Duterte an toàn và ở trong một đồn cảnh sát sau vụ nổ. Ông Duterte cũng cho biết: hai ngày trước khi xảy ra vụ nổ, ông đã nhận được một tin nhắn cảnh báo ông về nguy cơ có thể xảy ra song không cho biết cho biết nội dung chi tiết. Philippines đẩy nhanh điều tra vụ nổ làm ít nhất 12 ngưởi chết
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã phải hoãn chuyến công du nước ngoài đầu tiên tới Brunei sau khi xảy ra vụ nổ. Trước đó, trong một diễn biến liên quan, Tổng thống Philippines ngày 29/8 đã khẳng định sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm pháp lý về chiến dịch chống tội phạm ma túy do ông phát động.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tuyên bố chiến dịch chống ma túy do ông phát động dẫn đến kết quả 1.800 người bị bắn chết không thể bị coi là tội ác “diệt chủng”, đồng thời khẳng định sẵn sàng ngồi tù để bảo vệ những người thay ông bảo vệ tính nghiêm minh của luật pháp.
“Diệt chủng? Tôi đã giết ai? Tôi không giết bất cứ đứa trẻ nào. Tôi không thả bom thùng vào khu dân cư như những gì diễn ra ở Syria. Tôi đang chiến đấu chống tội phạm”, ông Duterte nói.
Phát biểu trên được ông Duterte đưa ra sau khi hàng loạt quan chức Liên Hợp Quốc, trong đó có cả Tổng thư ký Ban Ki-moon đã lên án cách tiếp cận của ông Duterte trong cuộc chiến chống ma túy, khi cho phép sát hại cả những kẻ buôn bán ma túy lẫn nghiện ma túy mà không cần qua xét xử. Tổng thống Philippines hoãn công du nước ngoài sau vụ nổ Davao
4. Tính đến ngày 2/9, chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ tại Syria đã bước sang ngày thứ 10 và đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 35 dân thường Syria. Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến sâu hơn vào lãnh thổ Syria và đánh chiếm một khu vực do lực lượng người Kurd kiểm soát.
Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã tiếp tục không kích và pháo kích vào khu vực miền Bắc Syria mà nước này nói rằng đang do các phiến quân người Kurd kiểm soát. Theo Tổ chức giám sát nhân quyền Syria có trụ sở tại Anh, các cuộc tấn công dữ dội đã diễn ra trong đêm nhằm vào 2 ngôi làng phía Bắc Syria, giáp biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ.
Tiêm kích F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ tấn công các mục tiêu PKK tại miền Bắc Iraq. (Ảnh: AP). |
Các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ ngày 31/8 khẳng định, nước này sẽ không nhất trí một lệnh ngừng bắn với các phần tử vũ trang người Kurd tại Syria, vì coi họ là những kẻ khủng bố.
Sau khi Thổ Nhĩ Kỳ mở chiến dịch quân sự ở Syria, Mỹ cho rằng nước này đang làm phức tạp thêm cuộc chiến chống nhóm Nhà nước Hồi giáo IS tự xưng. Thổ Nhĩ Kỳ: 11 binh sỹ thiệt mạng khi đụng độ với PKK
Trong phản ứng đầu tiên kể từ khi Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành chiến dịch quân sự tại Syria, Đặc phái viên Mỹ trong cuộc chiến chống IS Brett McGurk gọi các vụ đụng độ này là “không chấp nhận được” và hối thúc các bên giảm căng thẳng. Mỹ khẳng định ủng hộ những nỗ lực chung của Thổ Nhĩ Kỳ chống IS và đảm bảo an ninh biên giới, nhưng không phải khu vực phía nam Jarablus.
Hiện Mỹ đang bị đặt vào “thế khó” khi bị mắc kẹt giữa việc lựa chọn 2 đồng minh quan trọng là Thổ Nhĩ Kỳ và các tay súng người Kurd tại Syria. Mỹ đã kêu gọi cả 2 bên hãy tập trung vào mục tiêu đánh khủng bố thay vì xung đột lẫn nhau. Mỹ kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ và người Kurd ngừng xung đột, tập trung đánh IS
5. Một lệnh ngừng bắn vô thời hạn mới tại miền Đông Nam Ukraine sẽ chính thức có hiệu lực vào ngày 1/9. Đây là kết quả của cuộc họp định kỳ các bên tham gia Nhóm tiếp xúc về giải quyết cuộc khủng hoảng miền Đông Ukraine hôm 26/8 vừa qua tại thủ đô Minsk của Belarus.
Binh sĩ Ukraine tại miền Đông. (Ảnh: Reuters). |
Đại diện các bên gồm Ukraine, Nga, Tổ chức an ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) đã nhất trí sự cần thiết phải thực thi lệnh ngừng bắn vô thời hạn tại vùng Donbass, bắt đầu từ ngày 1/9 nhằm tạo điều kiện cho một giải pháp ngoại giao cho cuộc khủng hoảng Ukraine dai dẳng nhiều năm qua.
Người phát ngôn của OSCE Martin Sajdik cho biết, thời điểm triển khai ngừng bắn là do sắp đến ngày khai giảng năm học mới tại Donbass, nơi có khoảng 150.000 trẻ em đang đi học.
Còn người phát ngôn Văn phòng Tổng thống Nga Dmitry Pescov bày tỏ hy vọng rằng Ukraine tôn trọng lệnh ngừng bắn với những bước đi cụ thể như sớm áp dụng quy chế đặc biệt cho nước Cộng hòa Dân chủ tự xưng Donetsk và Lugansk ở miền Đông, tổ chức các cuộc bầu cử địa phương ở Donbass. Mỹ mở rộng trừng phạt Nga- Vật cản tiến tới hòa bình cho Ukraine
Trong một diễn biến liên quan, cùng ngày Bộ Tài chính Mỹ thông báo mở rộng lệnh trừng phạt Nga liên quan đến khủng hoảng Ukraine. Theo thông báo, Mỹ đã bổ sung vào danh sách trừng phạt các công ty của Nga trong đó có 2 công ty xây dựng cầu là Mostotrest và SGM-Most gần đây đã xây một cây cầu tại Crimea.
Lệnh trừng phạt của Mỹ đưa ra vào thời điểm này được cho là sẽ “đổ dầu” vào mối quan hệ giữa Nga và Ukraine vốn đã căng thẳng gần đây liên quan đến tình hình trên bán đảo Crimea, cũng như làm phức tạp thêm nỗ lực của quốc tế tìm kiếm một giải pháp chính trị cho cuộc xung đột tại miền Đông Ukraine.
6. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 2/9 đã bày tỏ lo ngại về những diễn biến của dịch Zika trên thế giới, cho rằng, dịch Zika vẫn là mối quan ngại lớn đối với ngành y tế thế giới hiện nay.
Phát biểu tại cuộc họp báo ở Geneva, Thụy Sỹ, Chủ tịch Ủy ban khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới, ông David Heymann đã nhấn mạnh rằng, các đợt bùng phát mới của dịch Zika đang xảy ra tại nhiều khu vực của thế giới và có nguy cơ ngày càng lan rộng.
Nhân viên y tế Singapore phun thuốc phòng dịch Zika lây lan trong khu dân cư. (Ảnh AP). |
Bộ Y tế Malaysia hôm 3/8 cho biết, nước này đã ghi nhận trường hợp đầu tiên nhiễm virus Zika ngay ở trong nước. Bệnh nhân là một người đàn ông 61 tuổi, sống tại bang Sabah. Người này không đi nước ngoài trong thời gian gần đây. Hiện sức khỏe người này đang ở tình trạng rất nghiêm trọng.
Bộ Y tế Singapore ngày 2/9 xác nhận thêm 38 ca nhiễm virus Zika mới, nâng số ca nhiễm ở nước này lên 189. Trong số các ca nhiễm mới có đến 34 trường hợp xuất hiện tại Aljunied, nơi phát hiện trường hợp đầu tiên nhiễm virus tại Singapore. Theo Bộ Y tế Singapore, kiểm soát muỗi hiện vẫn là biện pháp quan trọng để ngăn chặn sự lây lan của virus Zika. Dịch Zika diễn biến xấu đi trên nhiều nước
Ngày 1/9, Tổng cục Kiểm dịch và chất lượng hàng hóa Quốc gia Trung Quốc yêu cầu tăng cường kiểm soát ở cửa khẩu để ngăn chặn virus Zika. Đại sứ quán Trung Quốc tại Singapore cho biết, trong số những ca nhiễm Zika tại Singapore có 23 người ở Trung Quốc đại lục và một người ở Đài Loan.
Trong bối cảnh dịch Zika có dấu hiệu chững lại tại khu vực Mỹ Latinh, các nhà nghiên cứu khoa họa dự đoán đường đi tiếp theo của Zika sẽ có thể là 2,6 tỉ người đang sinh sống tại một số khu vực ở châu Á và châu Phi. Dịch Zika tại Singapore có nguy cơ lan sang các nước Đông Nam Á
7. Ngày 31/8 đánh dấu 1 năm Thủ tướng Đức Angela Merkel hoan nghênh người tị nạn tới Đức, với khẳng định “Đức có thể kiểm soát được tình hình”. Chính sách mở cửa với người tị nạn của Thủ tướng Merkel được quốc tế hoan nghênh, kéo theo hàng loạt tuyên bố tiếp nhận người tị nạn tại các nước châu Âu khác.
Tuy nhiên sau một năm, tỉ lệ ủng hộ Thủ tướng đang giảm mạnh cùng với việc Đức đang phải đối mặt với hàng loạt nguy cơ liên quan đến chính sách này. Tỉ lệ ủng hộ liên Đảng Bảo thủ của Thủ tướng Merkel giảm khi các cử tri hiện quay sang ủng hộ đảng chống chính sách nhập cư Sự lựa chọn khác cho nước Đức (AFD).
Chính sách mở cửa đối với người nhập cư của Thủ tướng Đức Merkel đang khiến bà phải trả giá đắt. (Ảnh: Reuters). |
Tuy vậy, phát biểu trên kênh truyền hình Đức ARD ngày 28/8, Thủ tướng Đức Angel Merkel tuyên bố việc một số nước trong Liên minh châu Âu (EU) từ chối chấp nhận người tị nạn Hồi giáo là “không thể chấp nhận”. Bà Merkel một lần nữa kêu gọi thực hiện cơ chế phân bổ hạn ngạch cho các nước thành viên EU về tiếp nhận người di cư và đây cần được coi là trách nhiệm chung của mỗi nước thành viên trong EU. Đức: 50% số người được hỏi không ủng hộ bà Merkel giữ nhiệm kì 4
Trong diễn biến liên quan, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Susan Rice ngày 29/8 thông báo, Mỹ sẽ sớm đạt được mục tiêu tiếp nhận 10.000 người tị nạn Syria trong năm 2016. Theo bà Rice, con số vừa nêu sẽ nâng tổng số người tị nạn mà nước Mỹ tiếp nhận lên đến 85.000 người. Trong đó phần lớn là người nhập cư đến từ các quốc gia bất ổn như Congo, Myanmar, El Salvador, Iraq, Somali, Ukraine, Syria.../.