Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhận được rất nhiều sự kính trọng từ GS. McAlister (Ảnh AFP) |
Trong gần 50 năm qua (kể từ năm 1994) các nhà lãnh đạo cách mạng Việt Nam và Mỹ đã trải qua những mối quan hệ đầy phức tạp và khó khăn.
Vào năm 1944, Mỹ đã ủng hộ rất tích cực việc Việt Nam giành được độc lập từ tay Pháp. Tuy nhiên, ngay sau đó, Washington đã trở nên đối địch với cuộc cách mạng được lãnh đạo bởi Đảng Cộng sản Việt Nam. Sự đối nghịch này thậm chí còn vượt quá cả sự ủng hộ ban đầu của nước này.
Vào những năm 60 của thế kỷ 20, sự căng thẳng trong mối quan hệ này của hai nước đã bị thổi bùng lên bởi sự chống cộng kịch liệt đẩy nước Mỹ vào một cuộc chiến tranh dai dẳng nhất trong lịch sử nước này.
20 năm sau cuộc chiến tranh với Việt Nam, các nhà lãnh đạo ở Washington và Hà Nội cuối cùng cũng dàm phán về việc nối lại quan hệ thương mại. Việc gỡ bỏ cấm vận của Mỹ là một bước tiến quan trọng giúp kinh tế Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn.
Trong suốt 50 đó, có một người đàn ông vẫn đóng vài trò trung tâm trong mọi sự kiện quan trọng diễn ra giữa hai nước. Ông chính là Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người thành lập lên Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân vào năm 1944.
Ông cũng là người đã đứng bên cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa 2/9/1945.
Tại thời điểm, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp và các chiến sỹ cách mạng Việt Nam vẫn nhận được sự giúp đỡ tích cực từ những sỹ quan Mỹ nhằm thiết lập một nền độc lập tại Việt Nam.
20 năm sau, quân đội Mỹ có thể cảm nhận rõ ràng sự giận dữ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp khi phản ứng về việc Mỹ can thiệp quân sự vào Việt Nam.
Trong cuộc tổng tiến công nổi dậy mùa xuân năm 1968, tướng Giáp đã đánh gục “tâm lý” của người Mỹ khi “điều binh khiển tướng” tấn công vào 68 căn cứ của Mỹ cùng một lúc. Chiến thuật này cũng được ông áp dụng với người Pháp với chiến thuật đào hào bao vây cứ điểm Điện Biên Phủ 14 năm trước đó.
Thành công của tướng Giáp trong cuộc kháng chiến chống Mỹ có được là nhờ sự hiểu “thấu tâm can” nước Mỹ và mối quan hệ của ông với các sỹ quan Mỹ trong những năm 40 của thế kỷ 20 đã trở thành một kinh nghiệm quý báu đối với ông và vẫn tiếp tục là một phần quan trọng trong các cuộc phỏng vấn của ông cho đến tận ngày hôm nay.
Ngồi trong căn phòng hội thảo tại Viện Những Vấn đề Phát triển do ông làm chủ tịch, tướng Giáp luôn thấy thoải mái khi trích dẫn những câu nói nổi tiếng của Thomas Jefferson, Tổng thống thứ 3 của Mỹ, một phong cách ông học được từ Chủ tịch Hồ Chí Minh.
GS. McAlister:Lãnh đạo Việt Nam đã yêu cầu Mỹ gỡ bỏ cấm vận kinh tế với Việt Nam và tái thiết lập quan hệ thương mại và ngoại giao với Việt Nam. Tại sao Việt Nam lại có yêu cầu này?
Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Gỡ bỏ cấm vận sẽ tốt cho cả Việt Nam và Mỹ. Rất nhiều doanh nghiệp muốn đầu tư vào Việt Nam bởi họ nhận thấy những cơ hội kinh doanh hấp dẫn tại đây.
Rất nhiều đại diện doanh nghiệp Mỹ tại Việt Nam đã thực sự “tấn công” vào thị trường này trước cả khi lệnh cấm vận sẽ được gỡ bỏ. Bất chấp những hạn chế của lệnh cấm vận lên hoạt động kinh doanh của mình, sự hiện diện của doanh nghiệp Mỹ thể hiện niềm tin của họ rằng cơ hội kinh doanh ở Việt Nam là rất lớn.
Đầu tư nước ngoài ở Việt Nam đang tăng nhanh thông qua những thương vụ đầu tư lớn từ Đài Loan, Hong Kong, Australia, Hàn Quốc, Pháp và Trung Quốc. Việt Nam hoan nghênh những vụ đầu tư như thế này vì chúng tôi cần được đầu tư để tăng tốc độ phát triển kinh tế của mình. Chúng tôi hy vọng rằng Mỹ sẽ tham gia cùng với các nước khác trên thế giới đầu tư vào kinh tế Việt Nam trong tương lai.
Có câu nói rằng “Trâu chậm uống nước đục”. Nhận thức được sự chậm trễ này, Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã đề ra quy định hé mở một “cánh cửa hẹp” cho phép doanh nhân Mỹ được tham gia hoạt động tại Việt Nam. Tổng thống Clinton có quyền nối lại đầy đủ quan hệ ngoại giao và thương mại với Việt Nam và tôi kêu gọi ông ấy làm như vậy.
Chính sách cấm vận đã quá lỗi thời. Đây là thời điểm hai nước chúng ta khép lại quá khứ và hợp tác hướng tới một tương lại tốt đẹp hơn cho nhân dân hai nước.
GS. McAlister:Tại Mỹ hiện còn có rất nhiều quan ngại về vấn đề quân nhân Mỹ mất tích trong chiến tranh tại Việt Nam. Vấn đề này được Việt Nam đánh giá như thế nào và Việt Nam đang làm gì để giúp Mỹ giải tỏ nỗi lo lắng này?
Đại tướng Võ Nguyên Giáp:Tôi muốn nhấn mạnh rằng tôi hoàn toàn hiểu được nỗi lo lắng của những gia đình Mỹ có những người thân yêu nhất của họ mất tích trong cuộc chiến tại Việt Nam. Để giúp gỡ bỏ những mối lo này, chính phủ Việt Nam đã làm hết sức mình để có thể cung cấp đầy đủ thông tin về những người Mỹ bị mất tích.
Việt Nam coi vấn đề những người mất tích trong chiến tranh là một vấn đề nhân đạo chứ không phải là một vấn đề chính trị có thể ảnh hưởng đến việc bình thường hóa quan hệ thương mại và ngoại giao giữa hai nước.
Lý do chúng tôi coi vấn đề những người mất tích trong chiến tranh là một vấn đề nhân đạo là bởi chúng tôi cũng đang tìm kiếm những người Việt Nam mất tích trong chiến tranh.
Số người mất tích trong chiến tranh của Việt Nam (khoảng 300.000 người) nhiều gấp hàng trăm lần của Mỹ. Những gia đình Việt Nam cũng rất đau khổ vì những mất mát của họ và họ cũng đang tìm kiếm mọi thông tin có thể, cũng giống như những gì những gia đình Mỹ đang làm./.