TheoAP, ông Dimitris sẽ bỏ phiếu chấp thuận với lo ngại rằng Hy Lạp sẽ “lâm nguy” nếu ra khỏi EU. Trong khi đó, con gái ông Alexandra lại bỏ phiếu không chấp thuận vì cô đã chán ngấy việc các quốc gia châu Âu dồn ép Hy Lạp.

bat_dong_tuong_lai_eurozone_len_xuong_tung_gia_dinh_hy_lap_hinh_anh_1_dglj.jpg
Bà Dimitra và con gái Alexandra trong tâm trạng bất an trước thời điểm bầu cử (Ảnh AP

Con trai ông, Nikolas cũng đứng về phía ông và cho rằng, một đất nước Hy Lạp chia rẽ sẽ dẫn đến nguy cơ nội chiến. Trong khi đó, bà Dimitra thì không biết nên ủng hộ hay phản đối và không định tham gia cuộc trưng cầu dân ý ngày hôm nay (5/7).

Cảnh tượng chia rẽ này không chỉ diễn ra tại nhà ông Danikoglous mà còn tại nhiều gia đình trên khắp Hy Lạp khi từng thành viên trong gia đình không thể thống nhất được rằng họ nên chấp nhận những điều kiện mà các chủ nợ quốc tế đưa ra để tránh cho đất nước khỏi cảnh bị vỡ nợ và sụp đổ hệ thống ngân hàng hay không?

Dù căng thẳng như vậy, song nhiều gia đình tại Hy Lạp vẫn chung một niềm tin rằng họ cần phải đoàn kết để vượt qua những khó khăn hiện nay và họ cũng nghĩ rằng, một đất nước Hy Lạp giàu truyền thống lịch sử và văn hóa đang không biết tận dụng những tiềm năng của mình.

VOV xin giới thiệu những suy nghĩ của từng thành viên trong gia đình ông Danikoglous trước thềm cuộc trưng cầu dân ý ngày 5/7:

Ông Dimitris, 48 tuổi, làm việc tại cửa hàng trang sức của gia đình:

“Tôi buộc phải bỏ phiếu ủng hộ bởi tôi muốn ở lại Eurozone và EU. Tôi không thể tưởng tượng được việc Hy Lạp phải ra đi và tôi không tin rằng nếu chúng tôi bỏ phiếu không chấp thuận chúng tôi có thể ở lại. Tôi không thể mạo hiểm đến vậy. Chúng ta đang “đứng dưới chiếc ô bảo vệ” của EU- một chiếc ô che chở cho hệ thống an sinh xã hội của Hy Lạp và chúng ta cần sự bảo hộ này. Chúng ta cũng cần ở lại vì những lý do chính trị và kinh tế”.

Ông Dimitris giãi bày về tình hình khó khăn hiện nay (Ảnh AP)

“Tôi có một cửa hàng của riêng mình và lợi nhuận của cửa hàng đã giảm tới 50% sau 5 năm chúng tôi thực hiện thắt lưng buộc bụng. Việc quay trở lại với đồng drachma sẽ là thảm kịch đối với tôi và cả nước Hy Lạp. Các chính trị gia đã dối lừa về việc quay trở lại với đồng drachma. Nhiều người ngây thơ nghĩ rằng chúng tôi có thể mở xưởng in tiền và in bao nhiều đồng drachma tùy thích để người dân có thể trả nợ. Tuy nhiên, điều này có thể dẫn đến vỡ nợ bất kỳ lúc nào”.

“Châu Âu đã làm khó chúng tôi. Khoản nợ của chúng tôi là không thể trả nổi. Tôi nghĩ rằng khoản nợ này cần phải bị cắt giảm 30%. Tôi đang cố hết sức vì sự sống còn của gia đình. Điều này thật khó khăn”.

Cô Alexandra, 20 tuổi hiện đang học Đại học:

“Tôi lo lắng cho tương lai của mình. Tôi chứng kiến việc nhiều người bị sa thải hàng ngày. Tôi lo lắng bởi tôi thấy nhiều người bị chết đói trên đường phố. Cảnh tượng thật đáng sợ. Bạn vè tôi đã rời quê hương sang Anh hoặc Mỹ. Không ai muốn ở lại Hy Lạp. Nhưng chúng tôi là người Hy Lạp, chúng tôi phải ở lại. Tuy nhiên, Tôi không biết làm thế nào để có việc làm?”

“Tôi sẽ bỏ phiếu không ủng hộ. Thật đáng sợ khi phải rời khỏi Eurozone nhưng tôi muốn làm điều gì đó khác biệt. Tôi muốn phản kháng bởi tôi không muốn những nước khác kiểm soát chúng tôi”.

“Mọi người nói rằng Hy Lạp thật đặc biệt bởi nơi đây là cái nôi của triết học, toán học, chính trị, dân chủ, nhưng thế thì đã sao? Chúng ta đang làm gì đây? Chúng ta nói mãi về lịch sử nhưng chả chịu làm gì cả. Ngay lúc này, chúng ta không còn xứng để được gọi là người Hy Lạp nữa. Chúng ta phải tiến lên. Tôi biết việc quay trở lại đồng drachma là rất khó khăn nhưng tôi vẫn không ngừng hy vọng. Nếu ở lại Eurozone, chúng tôi sẽ được gì. Họ sẽ tiếp tục kiểm soát chúng tôi trong 20 năm tới”.

Anh Nikolas, 23 tuổi, đang thực tập ngành luật:

“Tôi nhận thấy sự căng thẳng khi làm việc, trên đường phố và tại các quán café. Mọi người liên tục tranh luận với nhau. Tôi rất lo ngại về tình hình hiện nay. Tôi thật sự sợ hãi”.

“Tôi không biết tương lai rồi sẽ thế nào. Tôi bỏ phiếu ủng hộ bởi tôi muốn có một cuộc đối thoại với châu Âu. Nếu kết quả của cuộc trưng cầu dân ý là không, tôi sợ rằng sẽ không còn đối thoại nữa hoặc nếu có thì các điều khoản sẽ còn tồi tệ hơn cả lúc này”.

Bà Dimitra và con trai Nikolas tranh luận về cuộc trưng cầu dân ý đang diễn ra (Ảnh AP)

“Kết quả đó sẽ tạo ra một cuộc chiến giữa người Hy Lạp với người Hy Lạp. Mọi người đang chia rẽ và điều gì sẽ xảy ra sau ngày trưng cầu dân ý? Tôi thậm chí không dám nghĩ đến”.

Bà Dimitra, 48 tuổi, làm việc tại cửa hàng trang sức của gia đình:

“Tôi muốn được ở lại EU nhưng tôi không bỏ phiếu ủng hộ bởi tôi không tin tưởng vào các đảng phái chính trị ủng hộ điều này bởi chính họ là những kẻ gây ra cuộc khủng hoảng hiện nay. Tôi cũng không tin những đảng phái hô hào phản đối cũng bởi lý do trên”.

“Tôi sợ phải bỏ phiếu ủng hộ hoặc không ủng hộ, tôi sẽ không đi bỏ phiếu bởi tôi nghĩ dù bỏ như thế nào thì cũng không khác gì việc có ai đó bảo tôi rằng tôi sẽ chết như thế nào”.

“Tôi rất giận dữ vì những lời lẽ tuyên truyền của giới truyền thông. Tôi sống ở một thế hệ khác. Tôi phải đi làm từ lúc còn bé và không được đi học. Tôi đã cố hiểu những vấn đề về kinh tế thông qua đài báo. Những vấn đề hiện nay là do chính phủ trước đó gây ra. Tôi rất xấu hổ vì bỏ phiếu cho họ”./.