TheoReuters, phần lớn trong số này là những người sinh sống tại Syria, Yemen và Ukraine, những quốc gia không tham gia vào Hiệp ước Cấm Bom chùm. Ngoài ra, có một số người cũng thiệt mạng vì bom chùm tại các nước như Lào, Lebanon, Afghanistan, Tây Sahara, Chad và Campuchia.

bom_chum_uses.jpg
Một quả bom chùm còn chưa nổ tại Syria. Ảnh Reuters

Bom chùm thường được các máy bay ném bom rải xuống hoặc được bắn từ các khẩu pháo sẽ phóng ra hàng trăm quả bom nhỏ trải rộng trong một khu vực rộng lớn.

Đôi khi, những quả bom này không nổ khiến cho việc xác định vị trí và rà phá bom mìn gặp rất nhiều khó khăn. Ngoài ra, rất nhiều thường dân không may dính phải bom mìn rất lâu sau khi các cuộc xung đột kết thúc.

Bom chùm còn đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ em bởi chúng thường bị thu hút bởi những quả bom này nhìn khá giống đồ chơi với những màu sắc bắt mắt.

Theo Liên minh Chống Bom chùm, trong năm 2015, bom chùm đã khiến 417 người thiệt mạng, hơn 1/3 trong số đó là trẻ em. Cũng theo tổ chức này, con số người thiệt mạng trên thực tế cao hơn rất nhiều.

“Vẫn có rất nhiều người phải gánh chịu hậu quả vì bom chùm và các thường dân tiếp tục trở thành nạn nhân chủ yếu của những quả bom chùm”, Jeff Abramson, một quan chức tại tổ chức Giám sát Mìn và Bom chùm thuộc Liên minh Chống Bom chùm, chia sẻ.

Theo Liên minh Chống Bom chùm, nạn nhân chủ yếu của bom chùm vào năm 2015 là Syria (248 người), Yemen (104 người) và Ukraine (19 người). Đây là những nước không ký vào Hiệp ước Cấm Bom chùm, trong đó cấm sử dụng tàng trữ, sản xuất và vận chuyển bom chùm. Hiệp ước Cấm Bom chùm bắt đầu có hiệu lực vào năm 2010 cũng đề xuất việc tiêu hủy và rà phá bom chùm tại các nước trên thế giới.

Kể từ tháng 8/2015, có thêm 5 quốc gia khác là Colombia, Iceland, Palau, Rwanda và Somalia tham gia phê chuẩn vào Hiệp ước Cấm Bom chùm trong khi Cuba và Mauritius xin rút khỏi Hiệp ước này khiến số nước tham gia vào Công ước nói trên hiện lên đến 115./.