Đàm phán giữa Ngoại trưởng Nga và Ukraine không đạt kết quả:Ngày 10/3, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba đã có cuộc đàm phán tại Thổ Nhĩ Kỳ. Đây là cuộc gặp đầu tiên giữa Ngoại trưởng hai nước kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.

Tại cuộc đàm phán, các bên đã thảo luận nhiều vấn đề như hành lang nhân đạo, lệnh ngừng bắn, an ninh hạt nhân và lập trường trung lập của Ukraine. Tuy nhiên, hai bên không nhất trí về vấn đề cụ thể nào.

Ngoại trưởng Nga  nhắc lại lập trường của Moscow muốn Kiev trung lập và sẵn sàng thảo luận về các đảm bảo an ninh liên quan đến Ukraine, các nước châu Âu và Nga. Ông Lavrov cho biết Moscow mong muốn Ukraine là một quốc gia thân thiện, không cấm ngôn ngữ và văn hóa Nga. Ngoại trưởng Ukraine Kuleba cho biết, các cuộc trao đổi của ông với Ngoại trưởng Nga Lavrov diễn ra "khó khăn" và không đạt được thỏa thuận ngừng bắn nào.

Nga tuyên bố rút khỏi Hội đồng châu Âu:Bộ Ngoại giao Nga thông báo rằng Moscow sẽ không còn tham gia các phiên họp của Hội đồng châu Âu. Giải thích cho quyết định trên, Bộ Ngoại giao Nga cáo buộc các nước thành viên Tổ chức quân sự Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Liên minh châu Âu (EU) đang phá hoại cơ quan được thiết lập nhằm duy trì nhân quyền, luật pháp và dân chủ này.

Hạ viện Mỹ thông qua một loạt dự luật liên quan đến Nga, Ukraine:Ngày 10/3, Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật chi tiêu lớn trong đó có gói viện trợ 13,6 tỷ USD cho Ukraine và dự luật cấm nhập khẩu năng lượng của Nga.

Gói viện trợ Ukraine sẽ bao gồm khoản chi phí 6,5 tỷ USD dành cho việc Mỹ đưa vũ khí và quân đội đến Đông Âu, trang bị cho các lực lượng đồng minh để đối phó với chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine; 6,8 tỷ USD để chăm sóc người tị nạn và cung cấp viện trợ kinh tế và một khoản nhỏ giúp các cơ quan liên bang thực thi biện pháp trừng phạt kinh tế Nga và bảo đảm an ninh mạng.

Cùng ngày, Hạ viện cũng thông qua qua dự luật cấm nhập khẩu dầu mỏ, khí đốt tự nhiên và than đá của Nga vào Mỹ với 414 phiếu thuận và 17 phiếu chống. Dự luật cũng sẽ thực hiện các bước để xem xét vai trò của Nga trong Tổ chức Thượng Mại thế giới (WTO), và tái ủy quyền áp dụng Đạo luật Magnitsky nhằm tăng cường biện pháp trừng phạt Nga với cáo buộc vi phạm nhân quyền.

Châu Âu áp lệnh trừng phạt mới với Nga và Belarus:Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen ngày 9/3 thông báo, các biện pháp trừng phạt mới của Liên minh châu ÂU (EU) sẽ nhằm vào lĩnh vực ngân hàng của Belarus, tiền điện tử, trong đó có lệnh cấm cung cấp công nghệ điều hướng hàng hải cho Nga và đưa 160 doanh nhân cùng nhiều nghị sỹ khác vào danh sách đen. Gói trừng phạt dự kiến có hiệu lực vào đêm 10/3.

Mặc dù liên tục tung đòn trừng phạt mới với Nga, nhưng châu Âu thừa nhận đã đạt đến giới hạn khả năng trong việc áp đặt các biện pháp trừng phạt tài chính đối với Nga. Ông Josep Borrell, người đứng đầu chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) cho biết, “Đối với các lệnh trừng phạt tài chính, tất nhiên, bạn có thể đi xa hơn. Nhưng chúng tôi đã đạt đến giới hạn những gì chúng tôi có thể làm. Chúng tôi đã làm tất cả những gì có thể”, quan chức EU nói trong một cuộc phỏng vấn.

Ông Borrell nhấn mạnh rằng EU phải “tránh chiến tranh với Nga vì điều này có thể khiến xảy ra Chiến tranh thế giới thứ ba”.

Nga điều tra vụ lính nghĩa vụ tham chiến bị Ukraine bắt làm tù binh: Bộ Quốc phòng Nga hôm 9/3 xác nhận một số lượng lính nghĩa vụ của nước này đã tham gia “chiến dịch quân sự đặc biệt” và bị phía Ukraine bắt làm tù binh.

Đài RT dẫn lời phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga – tướng Igor Konashenkov, nói: “Thật không may, chúng tôi đã phát hiện một số thông tin về sự hiện diện của lính nghĩa vụ trong các đơn vị của Lực lượng vũ trang Nga tham gia chiến dịch quân sự đặc biệt trên lãnh thổ Ukraine”. Tướng Konashenkov cho biết, phần lớn lính nghĩa vụ Nga đã được rút khỏi Ukraine, đưa về lãnh thổ Nga, và quân đội Nga hiện đang điều tra vì sao các lính nghĩa vụ này lại tham gia chiến dịch quân sự đó, nhằm ngăn ngừa tái diễn tình trạng này.

Xung đột Ukraine chi phối hội nghị thượng đỉnh EU: Tại Hội nghị thượng đỉnh lãnh đạo 27 nước thành viên EU diễn ra ở Versailles, Pháp, trong hai ngày 10 và 11/3, các nhà lãnh đạo EU ngày 10/3 đã thảo luận về việc tìm cách khẩn cấp giải quyết hậu quả của cuộc xung đột Nga-Ukraine, vốn đang gây ảnh hưởng đến nền kinh tế của châu Âu, khẳng định châu Âu cần thúc đẩy năng lực quốc phòng mạnh mẽ hơn. Chủ đề chính của hội nghị là “Mô hình mới của châu Âu về tăng trưởng và đầu tư” nhưng cuộc chiến tại Ukraine và các hệ luỵ liên quan sẽ là trọng tâm chi phối mọi cuộc thảo luận.

Châu Âu bàn mô hình phát triển mới sau cuộc chiến tại Ukraine

VOV.VN - Lãnh đạo 27 nước thành viên EU nhóm họp trong hai ngày 10/3 và 11/3 tại lâu đài Versailles, Pháp nhằm thảo luận về mô hình phát triển mới của khối này, trong bối cảnh các quan hệ kinh tế - chính trị với Nga đổ vỡ toàn diện vì xung đột tại Ukraine.

Mặc dù các đồng minh phương Tây đã đưa ra những trừng phạt nhằm vào Nga, nhưng sự phụ thuộc của châu Âu vào năng lượng Nga đã gây ra chia rẽ trong phản ứng thống nhất của phương Tây liên quan đến Moscow,

Phương Tây thay đổi kế hoạch cung cấp vũ khí cho Ukraine: Thủ tướng Đức Olaf Scholz ngày 10/3 đã bác khả năng gửi máy bay chiến đấu tới Ukraine. “Chúng tôi đã cung cấp tất cả các thiết bị phòng thủ và đã gửi cả vũ khí, nhưng chúng tôi phải xem xét rất thận trọng những gì mình gửi đi, và các máy bay chiến đấu sẽ không nằm trong danh sách đó”, ông Scholz cho biết trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Canada Justin Trudeau.

Quyết định của ông Scholz từ chối cung cấp máy bay cho Ukraine được đưa ra vài giờ sau khi Mỹ bác đề xuất của Ba Lan về việc đưa máy bay MiG-29 tới Kiev thông qua căn cứ không quân của Mỹ ở Đức.

Giải thích về quyết định nói trên của Mỹ, người phát ngôn Bộ Quốc phòng John Kirby nói rằng, việc chuyển giao máy bay chiến đấu MiG-29 sẽ không tạo ra nhiều thay đổi cho Ukraine khi phải đối phó với sức mạnh quân sự của Nga. Ông cho biết, Mỹ có thể hỗ trợ cho Kiev những loại vũ khí khác.

 

Anh xem xét kế hoạch cung cấp vũ khí phòng không cho Ukraine

VOV.VN - Bộ trưởng Các lực lượng vũ trang Anh James Heappey ngày 10/3 cho biết, nước này đang xem xét “tính thực tế và khả thi” của việc cung cấp cho Ukraine vũ khí phòng không có khả năng bắn hạ máy bay để thực hiện các nhiệm vụ tác chiến ban đêm.

Trong khi đó, Anh lại xem xét kế hoạch cung cấp vũ khí phòng không cho Ukraine. Bộ trưởng Các lực lượng vũ trang Anh James Heappey ngày 10/3 cho biết, nước này đang xem xét “tính thực tế và khả thi” của việc cung cấp cho Ukraine vũ khí phòng không có khả năng bắn hạ máy bay để thực hiện các nhiệm vụ tác chiến ban đêm. Phát biểu với kênh truyền hình Sky News, ông James Heappey nêu rõ: “Bước tiếp theo là cung cấp cho Ukraine vũ khí phòng không có thể hoạt động vào ban đêm”./.