Phát biểu tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành giao thông vận tải (GTVT) năm 2018 sáng nay (18/1), Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Vũ Văn Viện cho biết, những năm qua, TP. Hà Nội luôn phối hợp tốt với Bộ GTVT trong việc phân công đầu tư kết cấu hạ tầng của thành phố.
Hà Nội cấm xe hợp đồng dưới 9 chỗ ở 13 tuyến phố. Ảnh: Zing. |
Năm 2017, Hà Nội xử lý 17/41 điểm ùn tắc giao thông, giải quyết 46 điểm đen TNGT. Nâng cao chất lượng hiệu quả vận tải hành khách công cộng, mở mới 18 tuyến xe buýt, đưa vào hoạt động xe buýt nhanh BRT, phủ kín mạng lưới xe buýt 30/30 quận huyện, sản lượng xe khách tăng 3% so với 2016…
Loại hình vận tải công nghệ như Uber, Grab phát triển mạnh đã mang lại nhiều lợi ích cho hành khách, thúc đẩy taxi truyền thống tự đổi mới. Tuy nhiên, còn nhiều tồn tại vướng mắc.
Ông Vũ Văn Viện cho biết, trước những bất cập đó, Hà Nội đã cắm biển cấm xe hợp đồng dưới 9 chỗ tại 13 tuyến phố. Việc thí điểm cấm Uber, GrabTaxi giờ cao điểm trong 1 tháng, từ 11/1 đến 11/2.
Cùng cấm xe hợp đồng trên nhiều tuyến phố, Sở GTVT Hà Nội phối hợp liên ngành yêu cầu Uber, Grab công bố công khai mức giá xe, bảo đảm công khai minh bạch để hành khách lựa chọn. |
Theo ông Viện, trong 10 ngày đầu, lực lượng cảnh sát giao thông chỉ nhắc nhở những lái xe vi phạm. Sau 10 ngày sẽ tiến hành xử phạt.
“Ngoài việc cấm Uber, Grab ở 13 tuyến phố, tới đây Sở sẽ yêu cầu Uber, Grab công khai giá cước vận tải như taxi truyền thống”, ông Viện khẳng định.
Việc cắm biển hạn chế xe Uber, Grab vào một số tuyến phố, công khai giá cước được lãnh đạo Sở GTVT lý giải nhằm đảm bảo công bằng giữa hoạt động của Uber, Grab và taxi truyền thống. Điều này cũng góp phần giảm ùn tắc giao thông.
Ông Viện cho rằng thời gian qua, loại hình xe hợp đồng dưới 9 chỗ như Uber, Grab đã phát triển rất mạnh tại Hà Nội. Số lượng xe tăng lên hàng tháng.
"Uber, Grab mang lại nhiều tiện lợi cho hành khách và thúc đẩy taxi truyền thống phải nâng cao chất lượng phục vụ. Nhưng trong quá trình thí điểm, loại hình này còn tồn tại một số bất cập", ông Viện cho hay.
Giám đốc Sở GTVT cho biết, trong khi chờ sửa đổi Nghị định 86, Sở GTVT Hà Nội đã tham mưu UBND thành phố ban hành quy chế quản lý xe taxi. Việc quản lý sẽ thí điểm trong 1 tháng.
Sở GTVT sẽ lấy ý kiến của người dân. Nếu người dân ủng hộ thì tiếp tục thực hiện. Ngược lại, Sở sẽ xem xét dừng thực hiện.
Cùng cấm xe hợp đồng trên nhiều tuyến phố, Sở GTVT Hà Nội phối hợp liên ngành yêu cầu Uber, Grab công bố công khai mức giá xe, bảo đảm công khai minh bạch để hành khách lựa chọn.
Từ tháng 6/2017, Sở GTVT đã có văn bản kiến nghị UBND Hà Nội về việc quy hoạch số lượng xe Grab, Uber, đặt biển cấm trên một số tuyến phố.
Theo đó, Sở kiến nghị không mở rộng đơn vị mới, không tăng thêm số lượng phương tiện. Ngoài ra, Uber và GrabTaxi phải tuân thủ các quy định về phân luồng, tổ chức giao thông như taxi để đảm bảo giao thông, giảm ùn tắc của thành phố./.
Hàng nghìn tài xế Grab, Uber đình công phản đối tăng thuế và giá chiết khấu
Hà Nội: Cấm 11 tuyến đường chính, nhiều tài xế Uber, Grab bỏ nghề!?
Lúng túng với tiền ảo, Grab, Uber: kinh tế số ở Việt Nam còn vướng mắc
Những tuyến đường ở Hà Nội cấm xe Uber, Grab giờ cao điểm
Uber tuyển dụng nữ tài xế đầu tiên tại Saudi Arabia