Dịch sởi đã xuất hiện tại 59 tỉnh, thành phố với số ca mắc lên tới vài nghìn người, trong đó có khoảng 110 ca tử vong, tuy nhiên, Bộ Y tế vẫn cho rằng chưa đến lúc công bố dịch. Đáng lo ngại hiện nay, số bệnh nhi mắc sởi viêm phổi, suy hô hấp vẫn không ngừng gia tăng. Về diễn biến của bệnh sởi hiện nay như thế nào? Vì sao bệnh viện nói bất thường, còn Bộ Y tế lại chưa công bố dịch và khẳng định chủng virus không thay đổi trong 38 năm qua? Vì sao lại lùi mục tiêu đẩy lùi bệnh sởi vào năm 2017 thay vì vào năm 2015 như ban đầu? Để tìm hiểu về vấn đề này, phóng viên VOV có cuộc trao đổi với PGS. TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế.
PGS. TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng-Bộ Y tế. |
PGS. TS Trần Đắc Phu: Hiện dịch đang xảy ra trên quy mô 60/63 tỉnh, thành phố, với số mắc gần 7000 ca, cũng có dịch tập trung nhỏ tại một số xã, huyện một số tỉnh miền núi phía Bắc. Tại Hà Nội và TP HCM số mắc rải rác, không thành những ổ dịch tập trung, nhưng với số mắc cao. Hiện nay, chúng tôi cũng thấy sự quá tải, bệnh nhân nhập viện đông, và cũng có bệnh nhân nặng tại BV Nhi Trung ương, Khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Saint paul. Nhưng bệnh viện tuyến tỉnh lân cận không có hoặc có rất ít bệnh nhân.
Tuy vậy, việc khi nào công bố dịch sởi cần thực hiện theo Quyết định 64/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Căn cứ vào các điều kiện: thứ nhất là dịch cao hơn mức trung bình hàng năm tại địa phương; thứ 2 là các địa phương không kiểm soát được thì công bố dịch. Khi có 2 tỉnh công bố dịch và đề nghị Bộ Y tế công bố dịch thì lúc đó Bộ Y tế sẽ công bố. Hoặc khi thấy sự bất thường của virus, bất thường về tốc độ lan truyền thì cũng có thể Bộ Y tế công bố dịch.
Hiện nay, các tỉnh vẫn đang kiểm soát được nên Bộ chưa công bố. Và Bộ Y tế qua nghiên cứu cũng không thấy sự biến đổi bất thường trong biến đổi gen nên chưa công bố dịch.
Song, việc chưa công bố không có nghĩa rằng chúng ta không thông báo cho người dân biết về tình hình dịch, cũng không có nghĩa là chúng ta không triển khai các biện pháp phòng chống dịch. Ngay từ tháng 2, Bộ Y tế đã có chiến dịch tiêm vét và công bố tình hình dịch sởi, nguy cơ của sự bùng phát dịch sởi trong phạm vi 63 tỉnh thành trên cả nước. Hiện nay, chúng tôi vẫn đang tiếp tục cung cấp những nghiên cứu để cung cấp cho người dân thông tin về bệnh sởi, đồng thời cũng triển khai mạnh mẽ việc tuyên truyền cho người dân hưởng ứng chiến dịch tiêm vét vaccine sởi. Những gia đình có trẻ em chưa được tiêm hoặc chưa mắc bệnh sởi sẽ được tổ chức tiêm vét trong tháng 3, tháng 4 này.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến "thị sát" tình hình điều trị bệnh nhi biến chứng nặng do sởi tại BV Nhi Trung ương. (Ảnh: Dân trí) |
PGS. TS Trần Đắc Phu:Đó cũng là vấn đề chúng ta đang cần nghiên cứu. Vì sao số tử vong chỉ tập trung tại khu vực phía Bắc, các khu vực phía Nam không có. Cũng có những bệnh nhân mắc bệnh khác như viêm phổi do các nguyên nhân khác, hoặc viêm phổi mắc song song với bệnh nền. Ví dụ như biến chứng sau sởi, suy giảm miễn dịch và mắc những bệnh khác. Tuy nhiên, không phải nguyên nhân nào của các bệnh mắc song hành do virus hay do vi khuẩn khác chúng ta cũng nghiên cứu và trả lời ngay được. Bộ Y tế đang tích cực nghiên cứu để giải thích vấn đề này, đồng thời cũng phục vụ cho công tác chẩn đoán, điều trị, cấp cứu bệnh nhân hiện nay.
PGS. TS Trần Đắc Phu: Việc thay đổi phác đồ điều trị không phải căn cứ vào chủng virus. Việc thay đổi điều trị phải dựa vào triệu chứng lâm sàng, bệnh cảnh của bệnh nhân, dựa vào kinh nghiệm đã đúc kết được trong quá trình điều trị và hiện nay có thêm những kinh nghiệm gì để bổ sung. Bổ sung phác đồ điều trị là luôn luôn cập nhật. Ví dụ khi thấy kinh nghiệm của bệnh viện này tốt thì khi điều trị sẽ cập nhật. Hay khi dùng loại thuốc này thấy tốt, sẽ đưa vào phác đồ điều trị mà không hoàn toàn phụ thuộc vào tác nhân gây bệnh.
Chúng tôi thay đổi nghiên cứu vì thấy rằng sau quá trình điều trị bệnh nhân sởi, các bác sĩ cũng đã đưa ra những kinh nghiệm trong việc giải quyết bệnh nhân nặng, hạn chế số tử vong, hiện nay được tiếp tục cập nhật vào phác đồ điều trị.