Vào lúc 11h48 phút (giờ Nhật Bản), Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã hội đàm bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 đang diễn ra tại Osaka, Nhật Bản. Đây là cuộc gặp thu hút chú ý đặc biệt của dư luận Nhật Bản, cũng như quốc tế.
Xung đột thương mại Mỹ-Trung vẫn bế tắc sau hội đàm tại G20. Ảnh: CNN |
Mở đầu hội đàm, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã bày tỏ sự vui mừng khi được gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump và hy vọng sẽ trao đổi về vấn đề thương mại giữa hai nước dựa trên cơ sở nhấn mạnh, hợp tác và ổn định. Ông cho rằng hợp tác tốt hơn xung đột, đối thoại tốt hơn đối kháng.
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng Trung Quốc có một nền văn hóa tuyệt vời. Tuy nhiên, vấn đề thương mại là vấn đề không dễ dàng giải quyết. Xây dựng một nền thương mại công bằng vốn là công việc mang tính lịch sử. Mặc dù vậy, hai bên đã là bạn của nhau.
Tiêu điểm hai bên tập trung thảo luận về những biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với công ty Huawei của Trung Quốc.
Đây là cuộc gặp đầu tiên của lãnh đạo hai nước sau 7 tháng kể từ cuộc gặp diễn ra vào tháng 12/2018 bên lề Hội nghị thượng đỉnh G7 diễn ra tại Argentina.
Cuộc gặp cấp cao lần này tại Osaka, hai bên mong muốn khởi động lại các cuộc gặp giữa hai bộ trưởng thương mại hai nước, Mỹ sẽ không đánh thuế mới đối với các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Hiện tại, Mỹ đang xúc tiến thủ tục nhằm thực hiện việc tăng thuế khoảng với hơn 300 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc.
Trung Quốc cũng mong muốn Mỹ bãi bỏ lệnh cấm nhập đối với sản phẩm của Huawei.
Hai bên cũng đề cập tới vấn đề phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên, khả năng cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ và Nhà lãnh đạo Triều Tiên trong thời gian tới.
Liên quan đến vấn đề phát triển hạt nhân của Triều Tiên, Trung Quốc ủng hộ phi hạt nhân hóa từng giai đoạn, nhưng Mỹ lại có chủ tương phi hạt nhân hóa hoàn toàn. Trước đó, tuần trước, Chủ tịch Tập Cận Bình đã tới thăm Triều Tiên.
Dư luận cho rằng xung đột thương mại Mỹ-Trung vẫn chưa thể giải quyết ngay sau cuộc hội đàm lần này./.Lãnh đạo Mỹ-Trung đàm phán, lạc quan phá “băng” xung đột thương mại