Đây là một phần trong nỗ lực toàn cầu nhằm ngăn chặn sự tái bùng phát dịch bệnh Ebola, đến nay đã cướp đi sinh mạng của gần 9.000 người ở Tây Phi. 

Tổ chức Y tế Thế giới cho biết, khoảng 600 tình nguyện viên sẽ tham gia vào giai đoạn thử nghiệm đầu tiên. Ban đầu, họ sẽ được tiêm một lượng nhỏ vaccine để kích thích một phản ứng miễn dịch ban đầu, sau đó sẽ được tiêm tăng liều lượng nhằm nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể theo thời gian.

congo_in_ebola_pcxa_difb.jpgCác nhân viên y tế hoạt động trong môi trường đại dịch Ebola (Ảnh: KT)

Sẽ có tổng số 27.000 người tham gia chiến dịch thử nghiệm vaccine này. Việc thử nghiệm trên hàng trăm tình nguyện viên được thực hiện sau khi có các kết quả cho thấy, hai loại vaccine chống Ebola an toàn cho người sử dụng.

Theo các chuyên gia, phác đồ vaccine không chứa bất kỳ một loại virus sao chép nào.Chính vì thế, nó sẽ không làm các tình nguyện viên bị nhiễm Ebola. Qua đợt thử nghiệm tại Liberia này, các nhà khoa học muốn khẳng định chắc chắn xem liệu vaccine này có thể nâng cao khả năng phản ứng miễn dịch cơ thể với virus chết người Ebola hay không.

Trong khi chờ đợi vaccine và thuốc điều trị Ebola chính thức sử dụng rộng rãi,  Tổ chức Y tế Thế giới  yêu cầu các nước Tây Phi tiếp tục thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phòng, chống nhiễm khuẩn như cách ly và chôn cất bệnh nhân Ebola một cách an toàn.

Kể từ khi bùng phát thành đại dịch, virus Ebola đã cướp đi sinh mạng của hơn 8.800 người trong tổng số 22.000 người nhiễm bệnh./.