1.Ngày 8/8, một binh sĩ Rwanda thuộc Phái bộ gìn giữ hòa bình của LHQ tại Cộng hòa Trung Phi đãbắn chết 4 đồng độivà làm bị thương 8 người khác. Sau đó binh sĩ này đã tự sát.

Các nhà chức trách Rwanda cũng đã ngay lập tức mở cuộc điều tra để làm rõ động cơ đằng sau vụ xả súng tồi tệ này.

Theo ông Nzabamwita, đây có thể là hành vi khủng bố, song cũng không loại trừ nguyên nhân về bệnh tâm thần.

2.Trước động thái của Trung Quốc gây leo thang căng thẳng trên Biển Đông,Nga đã phải lên tiếngvề quan điểm của mình, không để Bắc Kinh ảo tưởng mãi.

24h_1_ffuv.jpg
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (phải) gặp người đồng cấp Nga Sergey Lavrov. Ảnh: Reuters.

Channel News Asia dẫn lời Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov : “Chúng tôi không ủng hộ các hành động đơn phương trên Biển Đông. Các vấn đề về tranh chấp biển phải được giải quyết theo cơ sở luật pháp quốc tế”.

Đây là một diễn biến đáng chú ý vì Nga lâu nay vốn “im hơi lặng tiếng” trong vấn đề Biển Đông.

3.Tối 8/8 (giờ địa phương), Hy Lạp và các chủ nợ tiếp tục đàm phán về một gói cứu trợ cho quốc gia này.

Phát biểu tại Athens khi bước vào đàm phán, Bộ trưởng kinh tế Hy Lạp George Stathakis bày tỏ lạc quan rằng, các cuộc đàm phán đang ở gần vạch đích.

Hiện Hy Lạp đang đàm phán với Liên minh Châu Âu (EU), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) về một gói cứu trợ lên đến 86 tỷ euro (tương đương 94 tỷ USD) cho các khoản vay mới để ngăn chặn sự sụp đổ nền kinh tế Hy Lạp và giữ nước này ở lại khu vực đồng tiền chung châu Âu.

4.Cơ quan Pháp quy Hạt nhân Nhật Bản (NRA) hôm qua (8/8) cho biết, trong tuần tới, lò phản ứng hạt nhân Sendai số 1 sẽ hoạt động trở lại, đánh dấulần đầu tiên sau 4 nămNhật Bản khởi động mới một chương trình điện hạt nhân an toàn.

Nhà máy điện hạt nhân Sendai. Ảnh: ctvnews.ca.

Phát biểu với báo giới, giám đốc Cơ quan Pháp quy Nhật Bản Shunichi Tanaka khẳng định sẽ không thể xảy ra một thảm họa như Fukushima năm 2011 vì các lò phản ứng hạt nhân của nhà máy Kyushu 1, cũng như các nhà máy điện hạt nhân khác sẽ phải tuân thủ nghiêm ngặt những chuẩn quy tắc an toàn mới.

Chính phủ Nhật Bản đang có kế hoạch sử dụng điện hạt nhân lên tới 20-22% tổng sản lượng điện vào năm 2030 để giảm lượng khí thải carbon dioxide xuống còn 26%.

5.Iran đã bác bỏ các cáo buộc của Mỹ cho rằng Iran đang cố gắngxóa bỏ các chứng cứ liên quan đến chương trình hạt nhâncủa nước này ở căn cứ Parchin.

Ngoại trưởng Iran Javad Zarif hôm qua (8/8) đã lên tiếng bác bỏ những cáo buộc của Mỹ liên quan đến các hoạt động tại căn cứ quân sự Parchin của Iran, cho rằng đây là những lời nói dối.

Tuyên bố được Ngoại trưởng Iran đưa ra chỉ 1 ngày sau khi một nhóm các chuyên gia quân sự của Mỹ yêu cầu Iran phải giải thích về những hình ảnh vệ tinh mà Mỹ thu được, trong đó cho thấy Iran đang tiến hành một số hoạt động xung quanh căn cứ quân sự Parchin. Phía Mỹ cho rằng Iran đang cố gắng dọn dẹp các chứng cứ liên quan đến các hoạt động hạt nhân của nước này, trước khi các thanh sát viên của Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) đến thị sát căn cứ Parchin.

6.Tưởng niệm 70 năm ngày bom nguyên tử ném xuống Nagasaki, nhiều người Nhật sống sót vẫn vẹn nguyênký ức kinh hoàngmột thời.

Đúng 11h02 sáng nay (tức 9h02 theo giờ Việt Nam) tại khu tưởng niệm các nạn nhân vụ ném bom nguyên tử ở Nagasaki, một hồi chuông gióng lên trong phút mạc niệm dành cho những người đã khuất.

Trong tuyên bố hòa bình của mình, Thị trưởng thành phố Nagasaki Tomihisa Taue đã nêu ra những quan ngại về sự thay đổi gần đây trong cách giải thích bản Hiến pháp hòa bình của nước này, từ đó kêu gọi Chính phủ và Quốc hội lắng nghe, cân nhắc kỹ lưỡng và đưa ra những bước đi khôn ngoan để củng cố an ninh quốc gia và hòa bình khu vực cũng như thế giới.

Ngày này cách đây tròn 70 năm, Mỹ đã ném xuống thành phố Nagasaki quả bom nguyên tử có tên “Fat man”, phá hủy toàn bộ khu vực có bán kính khoảng 1,6km. Hàng chục ngàn người đã chết ngay lập tức khi ấy.

7.Hôm nay (9/8), Singapore long trọng tổ chức cuộc diễu hành lớn - điểm nhấn trong hàng loạt sự kiện trên khắp quốc đảo này để chào mừng kỷ niệm tròn 50 năm ngày Singapore tách ra khỏi Malaysia.

Buổi diễu hành kỷ niệm 50 năm Singapore độc lập. Ảnh: Channel News Asia.

Singapore sau 50 năm độc lập đã trở thành trung tâm kinh tế mang tầm vóc quốc tế, được mệnh danh là một trong 4 “con hổ châu Á”.

Tham dự lễ kỷ niệm hôm nay còn có một số nhà lãnh đạo trên thế giới như Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Malaysia Najib Razak và Phó Thủ tướng Australia Warren Truss.

Vào 9h sáng nay theo giờ địa phương (tức 8h sáng theo giờ Việt Nam), toàn thể người dân Singapore bồi hồi xúc động khi lần đầu tiên nghe bản Tuyên ngôn Độc lập do chính cố Thủ tướng Lý Quang Diệu đọc trên các đài phát thanh và truyền hình quốc gia.

Điểm nhấn của lễ kỷ niệm 50 năm ngày độc lập là cuộc diễu hành bao gồm màn biểu diễn của Không quân Singapore với 20 chiếc máy bay chiến đấu xếp chữ số 50 và máy bay A380 của Hãng hàng không Singapore. Đây là lễ diễu hành lớn nhất từ trước tới nay ở Singapore với sự tham gia của 200.000 người./.