1. Trong phiên họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ngày hôm qua (19/2), một số nước thành viên, trong đó cả thành viên thường trực Hội đồng Bảo an đã tuyên bố phản đối dự thảo nghị quyết của Nga về Syria.
Toàn cảnh một phiên họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. (Ảnh: Reuters) |
Trong khi đó, Hội đồng Bảo an quyết định sẽ dời ngày xem xét dự thảo nghị quyết này sang ngày 22/2, song không loại trừ khả năng họp bất thường trong hai ngày cuối tuần.
Bản dự thảo của Nga đề nghị các bên kiềm chế can thiệp vào Syria; tôn trọng triệt để chủ quyền và quyền tự quyết của Syria cũng như loại bỏ các kế hoạch triển khai bộ binh có thể hủy hoại các nguyên tắc cơ bản của Nghị quyết 2254 về tiến trình hòa bình ở quốc gia Trung Đông này.
Tuy nhiên, 6 nước trong Hội đồng Bảo an đã tuyên bố phản đối bản dự thảo ngắn này của Nga.
Phát biểu với báo giới sau cuộc họp khẩn của Hội đồng Bảo an, Đại sứ Rafael Ramirez Carreno của Venezuela, nước đang đảm nhiệm cương vị Chủ tịch Hội đồng Bảo an, cho biết, sau khi hội ý, các nước đã nhất trí sẽ dành thời gian để xem xét dự thảo của Nga và sẽ đưa ra thảo luận vào ngày 22/2 tới.
Dự thảo nghị quyết của Nga về Syria sẽ không có tương lai
2.Cũng liên quan đến tình hình Syria,Reuters ngày 19/2 đưa tin, các lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) đã kêu gọiNga ngừng ném bom các tay súng đối lậpdo phương Tây hậu thuẫn ở Syria đồng thời cáo buộc Nga và Iran đe dọa các nỗ lực hòa bình cũng như hỗ trợ các tay súng Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng và làm trầm trọng cuộc khủng hoảng người di cư vào châu Âu.
Máy bay Nga không kích các mục tiêu khủng bố ở Syria. (Ảnh: alalam) |
Tuyên bố chung được đưa ra sau cuộc họp thượng đỉnh ở Brussels, Bỉ nêu rõ: “Hội đồng châu Âu kêu gọi chính quyền Syria và các đồng minh lập tức ngừng tấn công những nhóm đối lập không phải là lực lượng khủng bố. Hành động này chỉ đe dọa đến triển vọng hòa bình, làm lợi cho IS và làm trầm trọng cuộc khủng hoảng người tị nạn. Một lệnh ngừng bắn khẩn cấp trên toàn quốc phải được thực thi”.
Ngoài ra, các nhà lãnh đạo EU cũng chỉ trích việc ném bom các thị trấn của Syria và kêu gọi ngừng không kích gần những khu vực dân sự ở Aleppo và biên giới Syria giáp với Thổ Nhĩ Kỳ.
Nga phản ứng việc đề xuất thành lập vùng cấm bay tại Syria
3.Ngày 19/2, sau khi thỏa thuận nhằm giữ Anh ở lại Liên minh châu Âu (EU) đã nhận được sự ủng hộ của tất cả 28 nhà lãnh đạo các nước thành viên tại Hội nghị thượng đỉnh EU tại Brussels (Bỉ), Thủ tướng Anh David Cameron khẳng định thỏa thuận cải cách ngôi nhà châu Âu sẽ trao cho London quy chế đặc biệt và ông sẽ đưa văn kiện này ra cuộc họp gồm các bộ trưởng hàng đầu của mình.
Thủ tướng Anh David Cameron (phải) thảo luận với Chủ tịch Ủy ban châu Âu Donald Tusk và Chủ tịch Hội đồng châu Âu Jean-Claude Juncker (Ảnh AP). |
Trước đó cùng ngày, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk thông báo thỏa thuận nhằm giữ Anh ở lại EU đã nhận được sự ủng hộ của tất cả lãnh đạo các nước thành viên trong liên minh.
Thỏa thuận mà Thủ tướng Cameron đạt được sau các cuộc thương lượng marathon với các nhà lãnh đạo EU đề cập hầu hết các yêu cầu cải cách mà London đặt ra trước đó, bao gồm vấn đề nhập cư, bảo vệ khu Tài chính London cũng như "miễn trừ" cho Anh bổn phận thực hiện cam kết về “một liên minh gần gũi hơn bao giờ hết”.
Tuy nhiên, Anh cũng buộc phải nhượng bộ kế hoạch hạn chế chi trả phúc lợi cho người lao động EU nhập cư và con cái của họ.
Bên cạnh đó, ông Cameron cũng không thể thực hiện được ý định chấm dứt tất cả các khoản thanh toán phúc lợi trẻ em mà công dân EU làm việc ở Anh nhận được để gửi cho con cái họ vẫn ở quê nhà. Châu Âu muốn giữ Anh ở lại trong khối EU
4. CHDCND Triều Tiên hôm nay đã bắn đạn pháo vào khu vực biển tranh chấp với Hàn Quốc, trong bối cảnh Mỹ và Hàn Quốc đang chuẩn bị cuộc diễn tập quân sự quy mô lớn nhất trong năm.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un theo dõi một vụ phóng tên lửa từ tàu ngầm. (Ảnh minh họa: CNN) |
Theo Bộ Quốc phòng Hàn Quốc, quả pháo dường như được bắn về phía Tây Bắc tính từ bờ biển Triều Tiên và có lẽ nằm trong khuôn khổ một cuộc diễn tập quân sự của nước này. Dù không đi qua khu vực biên giới, song vụ bắn pháo đã khiến toàn bộ ngư dân tại một hòn đảo gần đó của Hàn Quốc trong tình trạng báo động.
Vụ bắn pháo diễn ra chỉ vài ngày sau khi Hàn Quốc thông báo, đầu tháng 3 tới, Hàn Quốc và Mỹ sẽ bắt đầu cuộc diễn tập quân sự hàng năm quy mô lớn, mà Triều Tiên cho là một sự chuẩn bị cho chiến tranh và thường tuyên bố sẽ trả đũa.Mỹ và Hàn Quốc sẽ gia tăng áp lực với Triều Tiên hơn là đối thoại
5.Hôm nay 20/2, Fiji đã ban bố tình trạng thảm hoạ thiên tai quốc gia khi cơn bão nhiệt đới Winston, mạnh cấp 5 tràn vào quốc đảo ở Nam Thái Bình Dương này.
Sức tàn phá của bão Winston được dự báo là "rất khủng khiếp". (Ảnh: NASA) |
Theo nhà chức trách Fiji, tình trạng thảm họa thiên tai quốc gia sẽ có hiệu lực trong thời gian 30 ngày kể từ ngày 20/2. Lệnh giới nghiêm trên toàn quốc cũng đã được áp đặt từ 18h (giờ địa phương ngày 20/2).
Giám đốc cơ quan kiểm soát thảm hoạ quốc gia Akapusi Tuifagalele cho biết, 758 trung tâm sơ tán đã được chuẩn bị với sức chứa khoảng 900.000 người. Trong khi Thủ tướng Fiji Voreqe Bainimarama kêu gọi người dân nước này sẵn sàng đối phó với mọi tình huống do siêu bão Winston gây ra.
Trung tâm khí tượng Fiji dự báo bão Winston với sức gió trung bình 220km/h, sẽ đổ bộ vào đảo chính Viti Levu trong đêm 20/2 mang gió giật mạnh, mưa lớn, sóng to, lũ quét và gây ngập lụt trên diện rộng./.Quốc đảo Fiji ban bố tình trạng “thảm họa” do siêu bão Winston