1. Ngày 7/4 (giờ Việt Nam, tức ngày 6/4 giờ Mỹ), hải quân Mỹ đã phóng 59 quả tên lửa hành trình Tomahawk vào căn cứ không quân Syria. Đây là sự kiện thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận trong tuần này.
Ông Trump đã ít nhiều gây bất ngờ khi trước đó ông chủ trương không can thiệp vào Syria, thậm chí còn sẵn sàng hợp tác với Tổng thống Syria Assad để chống IS.
Tổng thống Trump phát động tấn công quân sự chống Syria
Video Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố phát động tấn công Syria
Cái cớ trực tiếp để Tổng thống Trump hạ lệnh tấn công vào căn cứ Syria bên trong lãnh thổ nước này là vụ tấn công hóa học trước đó vài ngày khiến nhiều thường dân Syria thiệt mạng. Tuy nhiên, theo giới quan sát, đằng sau quyết định đó là nhiều thông điệp sâu xa.
Vụ tấn công bằng tên lửa này đã gây thiệt hại nặng cho căn cứ không quân Syria, làm thiệt mạng khoảng 6 quân nhân nước này. Không có người Nga nào thiệt mạng. Phía Mỹ đã thông báo trước cho Nga và một số nước về cuộc tấn công này.
Vụ phóng tên lửa Mỹ vào lãnh thổ Syria đã gây chia rẽ sâu sắc trong cộng đồng quốc tế nói chung và tại Liên Hợp Quốc nói riêng và làm cho cuộc chiến chống IS đứng trước một nguy cơ mới.
Tổng thống Nga Putin và quan chức Syria đã phản đối hành động trên của Mỹ, coi đó là hành động gây hấn và xâm lược.
Xem thêm:
>> 6 người thiệt mạng trong vụ Mỹ oanh kích căn cứ không quân Syria
>> Nhiều nước ủng hộ Mỹ tấn công Syria
>> Tổng thống Nga Putin: Mỹ tấn công Syria là hành động xâm lược
Mỹ cảnh báo sẽ hành động thêm sau vụ oanh kích căn cứ không quân Syria
Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ Mỹ không kích Syria, đòi Tổng thống Assad phải ra đi
Vì sao Mỹ bất ngờ dội tên lửa hành trình Tomahawk tấn công Syria?
2. Tuần qua cũng chứng kiến một sự kiện quan trọng là cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Trung giữa Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình.
Ngoài những thông tin chính thức mà Bộ Ngoại giao hai nước cho biết về việc hai nhà lãnh đạo sẽ tập trung thảo luận về quan hệ Trung – Mỹ cũng như những vấn đề quốc tế và khu vực mà hai bên cùng quan tâm, Trung Quốc và Mỹ đều có những kỳ vọng riêng đối với cuộc gặp cấp cao này.
Về phía Mỹ, trong bối cảnh dư luận nước này đang bắt đầu đặt dấu hỏi về khả năng cầm quyền của Tổng thống Trump thì việc bố trí cuộc gặp với nhà lãnh đạo Trung Quốc - nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ là điểm cộng quan trọng trong việc nâng cao uy tín của ông.
Tuy lập trường của hai bên đối với các vấn đề quốc tế là rất khác biệt nhưng cuộc gặp sẽ là cơ hội để ông Tập Cận Bình tiếp xúc với ông chủ mới của Nhà Trắng – một người được cho là chưa có nhiều kinh nghiệm ngoại giao nhưng lại có thừa kinh nghiệm trong đàm phán, việc thiết lập quan hệ cá nhân giữa hai nhà lãnh đạo sẽ là cơ sở tạo nền tảng cho quan hệ Trung – Mỹ trong thời gian tới.
Thượng đỉnh Mỹ - Trung: Quan trọng nhưng không quá kỳ vọng
Tổng thống Mỹ gặp Chủ tịch Trung Quốc tại khu nghỉ dưỡng Maralago
Video Tổng thống Mỹ ăn tối với Chủ tịch Trung Quốc ở Mar-a-Lago
Xem thêm:
>> Tổng thống Mỹ Trump tiếp đón niềm nở Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
>> Tổng thống Trump kỳ vọng Mỹ và Trung Quốc sẽ có mối quan hệ tốt đẹp
>> Tổng thống Mỹ: Bất đồng trong quan hệ Trung– Mỹ sẽ sớm được giải quyết
3. Sự kiện rúng động thế giới tuần qua ở Trung Đông là vụ tấn công bằng vũ khí hóa học ở Syria làm nhiều thường dân thiệt mạng. Vụ việc gây chia rẽ cộng đồng thế giới và trở thành cái cớ trực tiếp để Tổng thống Mỹ phát động cuộc tấn công bằng tên lửa vào căn cứ quân sự của Syria. Hiện vẫn còn nhiều bí hiểm trong vụ tấn công này. Phương Tây cáo buộc chính phủ Syria, thậm chí cả Nga, đứng sau cuộc tấn công bằng khí độc này. Chính phủ Syria và Nga đã bác bỏ các cáo buộc.
Thế giới phẫn nộ về vụ tấn công man rợ bằng khí độc tại Syria
Anh-Pháp-Mỹ trình dự thảo nghị quyết lên án tấn công hóa học ở Syria
Cảnh tượng hãi hùng từ cuộc tấn công bằng khí độc ở Syria
Xem thêm:
>> Nga lên tiếng về vụ tấn công hóa học ở Syria
>> Syria bác bỏ cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học
>> Liên Hợp Quốc một lần nữa chia rẽ trong vấn đề Syria
>> Ông Trump thay đổi thái độ về Assad và Syria sau vụ tấn công hóa học
4. Đầu tuần qua, nước Nga lại bàng hoàng vì một vụ khủng bố bằng bom trong hệ thống tàu điện ngầm đông người đi lại của nước này ở Saint Petersburg, gây ra hàng chục thương vong. Thế giới phẫn nộ về vụ tấn công tại Nga. Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cũng lên án hành động khủng bố này.
Nổ bom nhà ga tàu điện ngầm ở Nga làm 30 người thương vong
Hiện trường vụ nổ tại ga tàu điện ngầm ở Nga, ít nhất 10 người chết
Nga khẳng định vụ nổ tại ga tàu điện ngầm ở St.Petersburg là khủng bố
Vụ nổ ga tàu điện ngầm St.Petersburg: Số người thương vong tăng lên 56
Xem thêm:
>> Chân dung 2 nghi phạm đánh bom tàu điện ngầm ở Saint Petersburg
>> Kyrgyzstan xác định nghi phạm chết trong vụ đánh bom ở St. Petersburg
>> Nga xác nhận danh tính kẻ đánh bom khủng bố ở St Petersburg
>> Nga bắt giữ thêm 8 kẻ tình nghi liên quan vụ đánh bom tàu điện ngầm
5. Thế giới chưa hết bàng hoàng với vụ tấn công bằng khí độc ở Syria và đánh bom khủng bố ở Nga thì vào cuối tuần này, tại Thụy Điển – đất nước thanh bình, lại bất ngờ xảy ra một vụ khủng bố dã man bằng xe tải. Không cần vũ khí chuyên dụng tối tân, kẻ gây án đã đánh cắp một chiếc xe tải chở bia để gây tội ác.
Khủng bố lao xe tải vào đám đông tại Thụy Điển, 3 người chết
Hiện trường vụ tấn công bằng xe tải làm 3 người chết ở Thụy Điển
Video: Hỗn loạn ở Stockholm (Thụy Điển) khi xe tải lao vào đám đông
Xem thêm:
>> Nhân chứng Thụy Điển kể lại giây phút xe tải cố tình lao vào họ
>> Thụy Điển bắt giữ nghi phạm thứ hai vụ tấn công ở Stockholm
>> Nghi phạm vụ tấn công khủng bố ở Thụy Điển có thể là tài xế xe tải
6. Chính trường Hàn Quốc tiếp tục sôi động với cuộc đua tranh cử Tổng thống và hoạt động thẩm vấn nhằm vào cựu Tổng thống vừa bị phế truất của nước này.
Đảng Dân chủ Hàn Quốc chính thức cử đại diện tranh cử Tổng thống
Các công tố viên Hàn Quốc bắt đầu thẩm vấn cựu Tổng thống Park
Năm ứng cử viên tham gia cuộc đua tranh cử Tổng thống Hàn Quốc
Cựu Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye bị thẩm vấn lần thứ 3