Căng thẳng không có dấu hiệu hạ nhiệt khi Điện Kremlin công bố nội dung một sắc lệnh do Tổng thống Nga Vladimir Putin kí, thông báo các biện pháp trừng phạt nhằm vào Thổ Nhĩ Kỳ, gồm: lệnh cấm các doanh nghiệp Nga thuê mới công dân mang quốc tịch Thổ Nhĩ Kỳ và giới hạn nhập khẩu một số loại hàng hóa của Thổ Nhĩ Kỳ.
Tổng thống Nga Putin. Ảnh AP |
Sắc lệnh cũng đề nghị các hãng du lịch Nga hạn chế bán các tour du lịch tới Thổ Nhĩ Kỳ – điểm đến yêu thích của du khách Nga. Các biện pháp mới sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2016. Danh sách hàng hóa Thổ Nhĩ Kỳ bị cấm hay giới hạn vẫn chưa được công bố.
Nga và Thổ Nhĩ Kỳ có mối quan hệ hợp tác kinh tế quan trọng. Nga là đối tác thương mại lớn thứ 2 của Thổ Nhĩ Kỳ với hơn 3 triệu du khách Nga đến thăm Thổ Nhĩ Kỳ vào năm ngoái. Theo người phát ngôn Tổng thống Nga, có gần 90.000 công dân quốc tịch Thổ Nhĩ Kỳ đang làm việc tại Nga.
Thông báo của Điện Kremlin đưa ra chỉ vài giờ sau khi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan bày tỏ lấy làm tiếc về vụ việc. Ông Erdogan cũng kêu gọi có cuộc gặp với Tổng thống Nga Putin bên lề Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu tại Paris để giảm bớt căng thẳng giữa 2 nước.
Báo Mỹ: Tổng thống Nga đúng khi cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ đồng lõa với IS
Nga mang tên lửa S-400 sang Syria chỉ để đối phó Thổ Nhĩ Kỳ?
2.Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Davutoglu ngày 29/11 cho biết, thi thể viên phi công lái chiếc máy bay Su-24 bị nước này bắn hạ sẽ được giao lại cho Nga.
Tờ Beyaz Gazete của Thổ Nhĩ Kỳ dẫn lời ông Davutoglu cho biết: “Thi thể của viên phi công Nga xấu số đã được chuyển cho chúng tôi vào lúc 1h45 sáng 28/11.
Di ảnh viên phi công Nga Peshkov. Ảnh AFP |
Lễ tang viên phi công này được các giáo sĩ Chính thống giáo Đông phương tổ chức theo đúng tín ngưỡng của Nga tại tỉnh Hatay miền Nam Thổ Nhĩ Kỳ”.
Đại sứ quán Nga tại Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã xác nhận rằng thi thể của viên phi công Nga sẽ được đưa đến Ankara ngày hôm nay (29/11).
Phi công lái chiếc Su-24, Thượng tá Oleg Peshkov đã bị phiến quân người Turk bắn chết sau khi anh nhảy dù ra khỏi chiếc cường kích của Nga bị tiêm kích F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ khi đang không kích IS ở khu vực biên giới Syria- Thổ Nhĩ Kỳ.
Phi công Peskov sinh tại làng Kosikha thuộc khu vực Altai, phía Nam Siberia. Lớn lên tại Ust-Kamenogorsk, Kazakhstan thuộc Liên Xô cũ, anh đam mê nhảy dù và lái tàu lượn. Sau đó anh học tại Học viện Quân sự Suvorovskiy.
Sau khi chết, Tượng tá Peshkov được truy tặng Huân chương Anh hùng nước Nga vì “sự anh hùng và dũng cảm khi thực hiện nhiệm vụ”. Anh qua đời để lại 2 đứa con, 1 cô con gái 16 tuổi và một cậu con trai 8 tuổi.
Vụ bắn hạ máy bay Su-24 cùa Nga: Thổ Nhĩ Kỳ sai về luật như thế nào?
3.Ngày 28/11, Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Laurent Fabius đã trao chìa khóa biểu tượng Trung tâm Hội nghị COP21 cho đại diện của Liên Hợp Quốc.
Với sự kiện này, khu vực Trung tâm Hội nghị tại sân bay Bourget trở thành một phần lãnh thổ của Liên Hợp Quốc trong hai tuần diễn ra các hoạt động trong khuôn khổ của Hội nghị thượng đỉnh về biển đổi khí hậu COP 21.
Ngoại trưởng Pháp Fabius (trái) trao chì khóa Trung tâm Hội nghị COP21 cho Đại diện Liên Hợp Quốc bà Figuere. |
Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Laurent Fabius và đại diện của Liên Hợp Quốc bà Christiana Figuere, Thư ký điều hành Công ước khung về Biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc (UNFCCC) sau đó đã tổ chức họp báo.
Phát biểu tại lễ trao chìa khóa tượng trưng, Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Laurent Fabius tuyên bố: “Hôm nay tôi xin trao cho Thư ký điều hành bà Christiana Figuere chiếc chìa khóa này – chiếc chìa khóa của hy vọng cho những thành công cho tất cả chúng ta”.
Về phần mình, bà Figueres cảm ơn chính phủ Pháp đã chuẩn bị một trung tâm hội nghị tuyệt vời cho Hội nghị thượng đỉnh COP 21.
“Kinh nghiệm của 20 lần Hội nghị COP cho thấy rằng bản thân trung tâm hội nghị góp phần vào thành công bởi giúp các đại biểu cảm thấy thoải mái và thuận tiện thì mọi người sẽ suy nghĩ đúng đắn và lắng nghe nhau.
Tôi xin cảm ơn Chính phủ Pháp vì đã chuẩn bị Trung tâm Hội nghị tuyệt vời này và đặc biệt vì những gì nước Pháp đã làm để nỗ lực vì một thỏa thuận toàn cầu về biến đổi khí hậu mà chúng ta có thể đạt được trong vòng 2 tuần tới”, bà Figueres nói.
Lãnh đạo thế giới cần đưa ra cam kết mạnh mẽ hơn tại COP21
4.Philippines ngày 28/11 đã tiếp nhận 2 chiếc chiến đấu cơ siêu thanh FA-50 do Hàn Quốc sản xuất nhằm đối phó với Trung Quốc ở Biển Đông.
Theo Reuters, đây là những chiếc chiến đấu cơ siêu thanh đầu tiên mà Philippines sở hữu trong vòng 1 thập kỷ qua nhằm tăng cường sức mạnh quân sự để đối phó với Trung Quốc ở Biển Đông.
Hai chiếc FA-50 hạ cánh xuống sân bay của Philippines. Ảnh Reuters |
Hai chiếc FA-50 đã hạ cánh xuống Clark Freeport, một căn cứ Không quân của Mỹ trước đây ở phía Bắc thủ đô Manila. Giới chức quân sự Philippines đã có mặt để đón 2 chiếc máy bay này và xe cứu hỏa dùng vòi rồng phun nước vào chúng theo đúng nghi thức chào đón những chiếc máy bay mới được tiếp nhận và chưa được đặt tên.
Thượng tá Rolando Condrad Pena III, một trong 3 phi công huấn luyện lái FA-50 của Philippines, cho biết, chiến đấu cơ siêu thanh F-50 có thể mang đủ các loại vũ khí nhằm phục vụ cho các cuộc không chiến và tấn công các mục tiêu dưới đất.
“Nhờ có các máy bay chiến đấu siêu thanh, khả năng phản ứng của chúng tôi sẽ tốt hơn”, ông Pena nói.
Giới chức Philippines cho biết, họ đã đặt mua 12 chiếc chiến đấu cơ siêu thanh FA-50 của Hàn Quốc để phục vụ cho việc huấn luyện các phi công của mình.
Ngoài ra, những chiếc máy bay có tổng trị giá 402 triệu USD mà Philippines mua của Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Hàn Quốc này cũng có thể đảm nhiệm vai trò chiến đấu cơ đa nhiệm.
Dự kiến, toàn bộ số máy bay này sẽ được bàn giao cho Philippines vào năm 2017. Các loại bom và tên lửa lắp ráp trên máy bay sẽ được nước này mua sau đó.
5. Thủ tướng David Cameron ngày 28/11 cho rằng, Anh nên tham gia vào các cuộc không kích chống IS ở Syria.
Một chiếc Tornado GR-4- loiaj máy bay của Anh tham gia không kích IS tại Iraq. Ảnh Telegraph |
“Tôi cho rằng Anh cần tham gia vào chiến dịch không kích IS tại Syria. Điều này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho Anh bởi chúng tôi có đủ khả năng và nguồn lực để thực hiện. Anh nên là một phần của các giải pháp nhằm bảo vệ chính người dân cũng như đồng minh của mình.
Những gì Syria cần hiện nay là một quá trình chuyển giao quyền lực nhằm tạo dựng một chính phủ đoàn kết, có thể đại diện cho toàn bộ người dân Syria”, ông Cameron nói.
Ông Cameron đang muốn thuyết phục các nghị sĩ ủng hộ việc Anh không kích IS tại Syria tương tự như chiến dịch nước này đang tham gia tại Iraq.
Những nỗ lực của Thủ tướng Anh được tiến hành sau các vụ tấn công khủng bố tại Paris đêm 13/11 khiến ít nhất 130 người thiệt mạng. Tổng thống Pháp Francois Hollande cũng bày tỏ hy vọng, các nghị sĩ Anh sẽ ủng hộ Thủ tướng Cameron trong vấn đề này.
Theo các khảo sát gần đây, khoảng 48% người dân Anh ủng hộ mở rộng các cuộc không kích từ Iraq sang Syria, trong khi 30% số người được hỏi phản đối.
Cuộc khảo sát cũng cho thấy, 49% số người được hỏi mong muốn một lựa chọn ngoại giao và phi quân sự trước khi Anh can dự sâu hơn vào một chiến dịch quân sự./.