Một tình bạn thâm giao trong 40 năm

Cách đây 6 tháng, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến thăm Thủ tướng Malaysia vào tháng 10/2013. Chuyến thăm này được các phương tiện truyền thông Trung Quốc ca ngợi là mở ra một “kỷ nguyên mới” trong quan hệ giữa 2 nước. Cả Trung Quốc và Malaysia đã nhất trí tăng cường thương mại và hợp tác trên tất cả các lĩnh vực. 

tap%20cb_copy.jpg
Ông Tập Cận Bình (Ảnh AFP)

Theo The Diplomat, năm 1974, Malaysia trở thành nước đầu tiên của khối ASEAN thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc. Malaysia cũng là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN và là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Trung Quốc ở châu Á, chỉ sau Nhật Bản và Hàn Quốc.

Đặc biệt, năm 2013, thương mại song phương giữa Malaysia và Trung Quốc đã đạt đến mốc là 106 tỷ USD. Malaysia cũng là một điểm thu hút khách du lịch Trung Quốc.

Theo Straits Times, từ năm 1991, quan chức Malaysia và Trung Quốc thường xuyên qua thăm hỏi lẫn nhau để tham vấn hoạch định chính sách và chia sẻ quan điểm các vấn đề quốc tế.

Mặt khác, trong chính sách của mình Malaysia vẫn luôn tôn trọng bản sắc và văn hóa riêng của cộng đồng dân tộc thiểu số người Hoa tại nước này. Tất cả những điều này cho thấy, Malaysia và Trung Quốc đều cố gắng giữ mối quan hệ hòa hảo trong suốt 40 năm.

Thế nhưng, ngày 8/3, một chiếc máy bay của hãng hàng không Malaysia Airlines đã bị mất tích. Trong số 239 hành khách và phi hành đoàn trên chiếc máy bay này có 153 người mang quốc tịch Trung Quốc. Chuyến bay mang số hiệu MH270 đã trở thành tâm điểm trong các phương tiện truyền thông 2 nước suốt gần 1 tháng qua.

Thảm kịch MH370 có gây sứt mẻ đến tình bạn?

Cuộc tìm kiếm chiếc máy bay mất tích của hãng hàng không Malaysia Airlines ngày càng trở nên khó khăn. Những hình ảnh vệ tinh thu nhận được chưa rõ ràng. Nhiều câu hỏi và giả thuyết xoay xung quanh chiếc máy bay mất tích hiện vẫn chưa được giải đáp. 

Công tác tìm kiếm chiếc máy bay mất tích ở khu vực phía Nam Ấn Độ Dương đang được đẩy nhanh (Ảnh: AFP)

Trong quá trình tìm kiếm ấy, thân nhân của những hành khách Trung Quốc trên chuyến bay gặp nạn nhiều lần bày tỏ sự phẫn nộ và thất vọng đối với Chính phủ Malaysia. Hàng trăm thân nhân hành khách Trung Quốc trên chuyến bay MH370 đã tuần hành đến Đại sứ quán Malaysia ở Bắc Kinh, yêu cầu có thêm câu trả lời về số phận máy bay mất tích. Những người này cáo buộc phía Malaysia đã “chậm trễ và lừa dối” trong việc cung cấp thông tin về chiếc máy bay bị mất tích.

Ngày 30/3, những thân nhân Trung Quốc đáp máy bay đến Malaysia và tổ chức một cuộc biểu tình nhỏ tại đây. Họ yêu cầu lời xin lỗi từ Thủ tướng Malaysia vì việc tìm kiếm chiếc máy bay mất tích kéo dài nhiều ngày qua và vì việc ông đã tuyên bố chiếc máy bay rơi tại Ấn Độ Dương và giơ cao biểu ngữ “Chúng tôi muốn có chứng cứ, sự thật” “Hãy giao cho chúng tôi kẻ giết người. Hãy để người thân của chúng tôi được quay trở lại”.  Ngày 30/3, Quyền Bộ trưởng Giao thông Malaysia Hishammuddin Hussein tuyên bố “Không chỉ có Trung Quốc mất người thân trên MH370”. “Điều quan trọng là họ không nên nghe toàn bộ những thông tin đồn đoán vốn chỉ càng kích động tâm lý của họ”, ông Hishammuddin nói thêm.Trước những diễn biến tình hình như vậy,China News Servicedẫn lời một thành viên của Phòng thương mại Malaysia - Trung Quốc nhận xét những tranh cãi xung quanh chuyến bay MH370 có thể sẽ tác động tiêu cực đến mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Kuala Lumpur.“Vụ MH370 chỉ như một căn bệnh ngoài da"Để trả lời câu hỏi liệu vụ MH370 có ảnh hưởng đến mối quan hệ Malaysia- Trung Quốc, phóng viên VOV online đã có một buổi phỏng vấn riêng với ông Trần Việt Thái, Phó viện Trưởng Viện nghiên cứu Chiến lược Ngoại giao, Bộ Ngoại giao. 

Ông Trần Việt Thái, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược
Theo ông Trần Việt Thái, quan hệ Malaysia và Trung Quốc trước và sau vụ mất tích chiếc máy bay của hãng hàng không Malaysia Airlines về cơ bản vẫn rất tốt đẹp. Các chuyến thăm cấp cao, sự giao lưu hợp tác về văn hóa, kinh tế giữa 2 nước vẫn diễn ra thường xuyên. Từ góc độ bên ngoài nhìn vào mối quan hệ này, từ nền tảng cơ bản cho đến định hướng tương lai, tiềm năng phát triển mối quan hệ giữa 2 nước là điều không có gì phải bàn cãi.Ông Thái cho biết thêm, vụ MH370 trở nên ầm ĩ và nặng nề do một số nguyên nhân. Thứ nhất, phía truyền thông Trung Quốc đã bức xúc khi việc đưa tin “chậm trễ” và “thiếu thông tin” khiến mọi việc trở nên phức tạp. Thứ 2, cách xử lý khủng hoảng phía Chính phủ Malaysia đã có phần tạo ra những nghi ngờ không cần thiết, đặc biệt là khâu phối hợp thông tin.Ông Thái cho hay, sau gần 1 tháng chưa tìm được máy bay Malaysia mất tích, chính báo chí đã vội vàng nhận định đây là vụ mất tích máy bay kì lạ nhất trong lịch sử. Nhận định này đã được đưa ra hơi sớm, gây sự hoang mang trong dư luận. Bởi vậy, phía Chính phủ Malaysia đã phải lên tiếng trấn an người dân rằng nước này đã làm hết trách nhiệm, rằng người dân Trung Quốc phải bình tĩnh. Và đây là cuộc tìm kiếm không chỉ của Malaysia mà đã có 26 nước trên thế giới tham gia. Theo ông Thái, cách xử lý của Chính phủ Malaysia như vậy là hợp lý.“Cách xử lý khủng hoảng của Malaysia trong vụ MH370 tuy có phần còn lúng túng nhưng tôi tin rằng nó không ảnh hưởng đến nền tảng mối quan hệ Trung Quốc- Malaysia. Sau khi vụ việc này lắng xuống, phía Chính quyền Malaysia và Trung Quốc sẽ phải ngồi lại rút kinh nghiệm, đặc biệt kinh nghiệm trong chuyện xử lý khủng hoảng truyền thông. Vụ MH370 chỉ như một căn bệnh ngoài da, gây ngứa ở bên ngoài chứ không gây ảnh hưởng đến toàn cục”- ông Thái nói.Hai nước vẫn hoàn toàn có thể thông cảm cho nhau
Strait Times
 nhận định, sự cố MH370 là một trường hợp cá biệt mà bất kỳ nước nào trên thế giới sẽ không muốn xảy ra. Vụ việc này cũng chính là một phép thử cho mối quan hệ Trung Quốc- Malaysia.Malaysia cần xử lý khủng hoảng một cách khéo léo hơn. Mặt khác, Trung Quốc cũng nên suy nghĩ về mối quan hệ lâu dài với Malaysia. Cả hai quốc gia có thể làm việc cùng nhau để duy trì mối quan hệ thân mật có từ trước. Ngày 1/3, trả lời phóng vấn Tân Hoa xã ông Majid Ahmad Khan, cựu Đại sứ Malaysia tại Trung Quốc đã khẳng định sự cố MH370 không ảnh hưởng đến mối quan hệ hữu nghị giữa 2 nước này. “Chúng ta nên nhìn vào tương lai. Đây giống như một gia đình. Khi các thành viên trong gia đình gặp nạn, những thành viên khác sẽ giúp đỡ và thấu hiểu nhau hơn. Vì vậy, tôi tin rằng quan hệ Malaysia và Trung Quốc sẽ mạnh mẽ hơn rất nhiều sau khi vụ việc MH370”- ông Majid nói.Bình luận về sự tham gia của Trung Quốc trong các hoạt động tìm kiếm máy bay mất tích, ông Majid cho biết, ngay từ đầu, Chính phủ Trung Quốc đã giúp đỡ hết mình về tài sản, nguồn lực và nhân sự cho Malaysia.Sự biến mất của MH370 vẫn còn là một bí ẩn khác thường trong lịch sử của ngành hàng không thế giới./.