Bộ trưởng Thương mại New Zealand, Davis Parker, cho rằng Mỹ đã làm suy yếu vị thế đàm phán của mình.

bxtu3hslnved7mp52xvc2by5ti_hdaq.jpg

Bộ trưởng Thương mại New Zealand David Parker cho biết ông muốn thấy một TPP cải tiến, đặc biệt là vấn đề tiếp cận thị trường bơ sữa.

Ảnh: Ben Fraser

Tuy nhiên, Phó Thủ tướng Australia, Barnaby Joyce, đã hé lộ khả năng những thay đổi cuối cùng sẽ đưa được đưa ra để có thêm sự tham gia của Mỹ, bất chấp thoả thuận này sắp được đặt lên bàn ký kết vào tháng tới.

Bài phát biểu của ông Trump tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại Davos (Thuỵ Sỹ) đã tích cực hơn về Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) so với những phàn nàn mà ông đưa ra trong thời gian vận động tranh cử (coi đó như là thảm hoạ) và quyết định đưa Mỹ rút lui khỏi TPP ngay sau khi ông Trump nhậm chức.

Tổng thống Mỹ đã nói về các hiệp định song phương với các nước, song cho biết Mỹ có thể đàm phán với cả nhóm nếu đều đó phù hợp lợi ích của các bên.

“Mỹ đă sẵn sàng đàm phán về các thoả thuận thương mại song phương, đôi bên cùng có lợi với tất cả các nước. Điều này bao gồm các nước thành viên TPP và đây là điều rất quan trọng”, ông Trump nói.

Mỹ đã ký các hiệp định với một số nước tham gia TPP như Australia, Canada, Chile, Mexico, Peru và Singapore.

Khoảng 20% điều khoản TPP mà Mỹ đã đứng ra thương lượng khi còn là thành viên TPP kể từ đó đóng băng, giống như giữ bản quyền 50 năm chứ không phải 70 năm.

Và một số điều khoản mới vẫn đang được đàm phán trong phạm vi 11 nước tham gia còn lại, như thu hẹp khả năng các nhà đầu tư nước ngoài kiện các chính phủ.

Ông David Parker nhất trí cho rằng việc tạm dừng các phần trong hiệp định do Mỹ chủ trì có thể đã giúp hiệp định này trở nên hấp dẫn hơn với các chính phủ cấp tiến.

Ông Parker nhận định: “Vị thế của Mỹ trên bàn đàm phán dĩ nhiên suy yếu bởi thực tế là Mỹ không còn là thành viên TPP”.

Được đề nghị nhận xét về bài phát biểu của ông Trump cho thấy ông Trump có thể cân nhắc tái gia nhập TPP nếu hiệp định này được kiện toàn , ông Parker cho biết: “Nếu ông Trump muốn nói có nhiều tiến bộ, như nâng cao sự tiếp cận của các sản phẩm bơ sữa đối vào các thị trường trên thế giới và ông muốn điều này có thể đạt được thông qua TPP, chúng tôi sẽ thích quan điểm này.”

Song ông Parker cho hay, mối lo ngại thực sự của Mỹ xoay quanh vấn đề trợ cấp mà một số nước chi trả cho các nhà xuất khẩu, ngoại trừ các nước New Zealand, Australia và Nhật.

Các quan chức thương mại đã đặt bút ký một hiệp định TPP mới tại Nhật và tuần qua mà không có Mỹ và các bộ trưởng thương mại 11nước thành viên TPP dự kiến sẽ đặt bút ký tại Chile vào ngày 8/3 tới.

Phát biểu trên truyền hình Sky TV, ông Barnaby Joyce cho biết vì thoả thuận chưa được ký, ông không muốn nói các lập trường là chính thức cuối cùng.

“Bản thảo cuối cùng, tôi hy vọng, sẽ được xác định với sự tham gia của Mỹ”./.