Trong buổi trả lời phỏng vấn độc quyền của hãng truyền thông quốc tế của Đức (DW), người đứng đầu NATO Jens Stoltenberg cho biết ông lo ngại về những năng lực quân sự mới của Nga. Theo ông, Moscow đang đẩy mạnh đầu tư vào vũ khí hiện đại, cả vũ khí thường và nguyên tử.

37135693_401_mjrt.jpg

Ba Lan đang tìm cách để có một căn cứ quân sự thường trực của Mỹ tại đường biên giới của mình. Ảnh: Reuters

Ông Stoltenberg nói: “NATO sẽ không dùng xe tăng đáp trả lại xe tăng, hay tên lửa đối tên lửa, hay vũ khí hạt nhân đối vũ khí hạt nhân. Song NATO cần đảm bảo có sự điều chỉnh trước một nước Nga quả quyết hơn và đang đầu tư mạnh vào vũ khí hiện đại mới”.

'Một mối quan hệ đầy trắc trở'

Ông Stoltenberg muốn chỉ ra rằng ông muốn cải thiện mối quan hệ của NATO với Nga để làm dịu tình hình căng thẳng hiện nay. Ông nói: “NATO không muốn một cuộc Chiến tranh Lạnh mới. Chúng tôi không muốn một chạy đua vũ trang mới và không muốn cô lập Nga”.

Theo ông Stoltenberg, vì nước Nga vẫn luôn một nước láng giềng cận kề, nên “đối với NATO, giải pháp cần là sự cân bằng, kết hợp cái gọi là phòng thủ và đối thoại. Chúng tôi không muốn phải lựa chọn giữa phòng thủ hay đối thoại song chúng tôi tin rằng chừng nào NATO mạnh, chừng nào NATO có hệ thống ngăn chặn đáng tin cậy như hiện có thì chúng tôi có thể tham gia đối thoại chính trị với Nga”.

NATO và Moscow đã buộc tội lẫn nhau về “các hoạt động dàn quân mạo hiểm” ở các nước Baltic và Đông Âu. Vào tháng 4/2018, Nga đã tiến hành phóng thử tên lửa diệt mục tiêu và tập trận bắn đạn thật trên biển Baltic, khiến Latvia và Thuỵ Điển vốn có lập trường trung lập quan ngại.

Tình hình căng thẳng trên bán đảo Balkan

Ông Stoltenberg cho hay cách NATO cần ứng phó trước lập trường kiên định của Nga là triển khai “thực hiện phòng thủ tập thể lớn nhất trong liên minh.” Trên thực tế, trong năm 2017, NATO đã điều bốn tiểu đoàn đa quốc gia đến Ba Lan và các nước Baltic, trong khi Mỹ gửi một khẩu đội tên lửa Patriot đến Lithuania để tập trận. Các nhà lãnh đạo Estonia, Latvia và Lithuania đang tìm kiếm sự hỗ trợ bổ sung về phòng thủ từ phía Mỹ. Theo một nguồn tin chính thức, vào đầu tháng này, Ba Lan tuyên bố sẵn sàng chi 2 tỉ USD để thiết lập một căn cứ quân sự thường trực của Mỹ.

Theo ông Stoltenberg, bằng việc triển khai quân ở sườn phía Đông của NATO, các nước Baltic và Nga, NATO muốn gửi một thông điệp rõ ràng đến bất kỳ địch thủ tiềm tàng rằng NATO muốn sẵn sàng bảo vệ tất cả các nước đồng minh của mình trước bất kỳ mối đe doạ nào./.